TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm đến năm 2030

LINK TẢI FILE Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm đến năm 2023(55M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận Ba Đình đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn huyện Quận Ba Đình tại Hà Nội chi tiết nhất.

Phạm vi của huyện Gia Lâm, Hà Nội

Theo bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, huyện tọa lạc ở phía Đông thủ đô Hà Nội và có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp với huyện Thuận Thành, Bắc Ninh và huyện Văn Lâm, Hưng Yên
  • Phía Tây giáp với quận Long Biên, quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh
  • Phía Nam giáp với huyện Thanh Trì và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
  • Phía Bắc giáp với thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Huyện Gia Lâm được phân ra ba khu vực, được ngăn cách bởi sông Đuống gồm:

  • Cụm Bắc Đuống: thị trấn Yên Viên và 7 xã: Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Yên Viên, Yên Thường, Dương Hà, Trung Mầu.
  • Cụm Nam Đuống: Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Trâu Quỳ, Cổ Bi, Đặng Xá, Lệ Chi.
  • Cụm Sông Hồng: Văn Đức, Đa Tốn, Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Kiêu Kỵ.

Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Yên Thường, Yên Viên (xã), Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm đến năm 2030

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới của huyện Gia Lâm, đáp ứng mục tiêu quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường; trên cơ sở các chỉ tiêu cấp thành phố phân bổ; định hướng quy hoạch của các ngành, các đơn vị của huyện, phương án quy hoạch đã tổng hợp, cân đối quỹ đất và chủ động xác định, xác định bổ sung các chỉ tiêu sử dụng đất trong thời kỳ 2021-2030 của huyện như sau:

Phương án sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của huyện Gia Lâm được xác định thông qua cơ cấu 03 loại đất, gồm: Đất nông nghiệp 2.798,43 ha, chiếm 23,99% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 8.818,12 ha, chiếm 75,60% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 47,81 ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên.

Phương án chuyển mục đích sử dụng trong thời kỳ quy hoạch theo hồ sơ địa chính, bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 2.548,42ha; Chuyển đổ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 308,86 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-203, huyện Gia Lâm.

Tài liệu kèm theo:

Thông tin quy hoạch huyện Gia Lâm tại TP Hà Nội mới nhất 

Quy hoạch sử dụng đất, đô thị của huyện Gia Lâm

Quy hoạch Gia Lâm giai đoạn từ 2021-2030 nằm trong 6 phân khu dựa theo bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, nhưng chỉ tập chung ở KĐT N9, N11 và R6. Sau khi hoàn tất những chỉ tiêu đề ra huyện này sẽ trở thành một trong những quận phát triển đi đầu của thành phố Hà Nội.

Các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt như: quy hoạch KĐT Gia Lâm, quy hoạch những phân khu đô thị trên địa bàn huyện như: Phân khu đô thị N9, N11, GN, 2 bên đường Dốc Hội – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết khu chức năng ở đô thị Trâu Quỳ,…

Bên cạnh đó hạ tầng của huyện Gia Lâm cũng được đầu tư mạnh với nhiều tuyến đường lớn như QL5, QL1A mới và cũ, QL3, QL17, đường vành đai 3, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường liên tỉnh…

Quy hoạch phát triển giao thông huyện Gia Lâm

Quy hoạch giao thông huyện Gia Lâm cũng được xác định dựa theo bản đồ quy hoạch giao thông của 6 phân khu của thủ đô, bao gồm: N9, N11, GN, R6, hai bên sông Hồng, N10.

Trên bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất, phần giao thông đối ngoại gồm: Tuyến đường sắt Hà Nội – Yên Viên và tuyến đường sắt Yên Viên – Đông Anh.

Phạm vi quy hoạch huyện Gia Lâm tuyến đường cấp đô thị gồm: Tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi, tuyến đường sắt đô thị số 4 (tuyến chạy dọc theo dải phân cách trung tâm của đường 5 kéo dài), đường vành đai 3 (cầu Thanh Trì – cầu Phù Đổng), đường Nguyễn Đức Thuận, tuyến đường 5 kéo dài, tuyến đường cầu Tứ Liên – QL3, tuyến QL3, QL1 cũ.

Tuyến đường liên khu vực đi qua huyện Gia Lâm bao gồm: Tuyến đường Đông Dư – Dương Xá – KCN Phú Thị, tuyến đường Hà Nội – Hưng Yên.

Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, Hà Nội đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, Hà Nội đến năm 2030

Quy hoạch xây dựng vùng đô thị huyện Gia Lâm

Ngày 29/3/2022, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1073/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Lâm đến 2030, tâm nhìn đến 2050

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Gia Lâm với diện tích khoảng 11.473 ha. Ranh giới có phía đông, đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía nam, đông nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía tây giáp  quận Long Biên; phía bắc, tây bắc giáp huyện Đông Anh.

Về quy mô dân số, dự kiến đến năm 2030 có khoảng 450.000 người; đến năm 2040 khoảng 450.000 – 540.000 người; đến năm 2050 khoảng 540.000 – 555.000 người.

Quy hoạch giao thông huyện Gia Lâm

Quy hoạch Gia Lâm nằm trong 6 phân khu của thủ đô, bao gồm: N9, N11, GN, R6, hai bên sông Hồng, N10. Do đó, quy hoạch giao thông huyện Gia Lâm cũng được xác định dựa theo bản đồ quy hoạch giao thông của các phân khu này.

Quy hoạch giao thông đối ngoại huyện Gia Lâm

Trên bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất phần giao thông đối ngoại gồm:

  • Tuyến đường sắt Hà Nội – Yên Viên.
  • Tuyến đường sắt Yên Viên – Đông Anh.
  • Ga Yên Viên và khu đề pô hiện đang có sẵn sẽ được nâng cấp và mở rộng thành ga đầu mối phía Bắc. Từ đây sẽ có các hướng đi đến Kép – Hạ Long, Lạng Sơn, Lào Cai – Côn Minh và Thái Nguyên.

Khi con đường Vành đai 4 chưa khép tuyến chính thức thì Vành đai 3 nằm ở phía Đông Bắc và phần phạm vi nằm ngoài quy hoạch có đảm nhiệm chức năng là tuyến giao thông đối ngoại.

Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị huyện Gia Lâm

Trong phạm vi quy hoạch huyện Gia Lâm tuyến đường cấp đô thị gồm:

  • Tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 4 (chạy dọc theo đường dải phân cách trung tâm của đường 5 kéo dài).
  • Đường vành đai 3 (hai điểm đầu và cuối là cầu Thanh Trì – cầu Phù Đổng).
  • Đường Nguyễn Đức Thuận.
  • Tuyến đường 5 kéo dài.
  • Tuyến đường cầu Tứ Liên – Quốc lộ 3.
  • Tuyến Quốc lộ 3 cũ.
  • Quốc lộ 1 cũ.
  • Tuyến đường nối từ đầu là khu đô thị Việt Hưng chạy qua sông Đuống và kết thúc tại khu đô thị mới Tân Tạo.

Quy hoạch tuyến đường liên khu vực

Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất thì tuyến đường liên khu vực đi qua huyện Gia Lâm bao gồm:

  • Tuyến đường Đông Dư – Dương Xá – KCN Phú Thị.
  • Tuyến đường Hà Nội – Hưng Yên.

Các tuyến xe bus hoạt động trên địa bàn huyện Gia Lâm

Hiện tại, trên địa bàn huyện Gia Lâm có những tuyến xe bus di chuyển sau:

  • Tuyến 10A Long Biên – Từ Sơn: đi qua Đặng Phúc Thông, Dốc Lã, Cầu Đuống, Hà Huy Tập.
  • Tuyến 10B Long Biên – Trung Mầu: đi qua Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Mầu, Cầu Đuống, Hà Huy Tập, Đặng Phúc Thông, Dốc Lã.
  • Tuyến số 11 HVNN Việt Nam – Công viên Thống Nhất: đi qua Ngô Xuân Quảng, Nguyễn Đức Thuận, HVNN Việt Nam.
  • Tuyến số 15 Bến xe Gia Lâm – Phố Nỉ: đi qua Hà Huy Tập, Cầu Đuống, Thiên Đức.
  • Tuyến số 17 Long Biên – Nội Bài: đi qua giống tuyến 15.
  • Tuyến số 40 Văn Lâm – Công viên Thống Nhất – Văn Lâm: đi qua Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Bình.
  • Tuyến số 43 Công viên Thống Nhất – Đông Anh: đi qua Cầu Đuống, Hà Huy Tập và Thiên Đức.
  • Tuyến số 47B ĐHKT Quốc dân – Kiêu Kỵ: đi qua Thanh Trì, Đê Long Biên Xuân Quan, Bát Tràng, đường liên xã Kim Lan Văn Đức, đường 179, Kiêu Kỵ.
  • Tuyến số 52A Lệ Chi – Công viên Thống Nhất – Lệ Chi: đi qua Nguyễn Đức Thuận, Ỷ Lan, Dương Xá, Ngã tư Sủi, Phú Thị, trường Cao đẳng Dệt may Hà Nội, Cửa hàng Hapromart.
  • Tuyến số 52B Đặng Xá – Công viên Thống Nhất: đi qua Nguyễn Đức Thuận, Ỷ Lan, Nguyễn Bình, Kiêu Kỵ, Đặng Xá.
  • Tuyến số 54 Long Biên – Bắc Ninh: đi qua Cầu Đuống, Hà Huy Tập, Dốc Lã, Đặng Phúc Thông.
  • Tuyến số 59 Đông Anh – HVNN Việt Nam: đi qua Thiên Đức, Nguyễn Đức Thuận, Ngô Xuân Quảng, HVNN Việt Nam.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch huyện Gia Lâm

Đối với cư dân tại huyện Gia Lâm các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch huyện Gia Lâm có những cách nào? 

Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch huyện Gia Lâm hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.

Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường
Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.

Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ. 

Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,…  Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất. 

Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.

Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến

Tra cứu thông tin quy hoạch huyện Gia Lâm, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.

Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến

Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch huyện Gia Lâm nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.

Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất
Các dự an mở đường tại huyện Gia Lâm
Quy hoạch Yên Viên, Gia Lâm
Kế hoạch sử dụng đất Gia Lâm 2022
Quy hoạch xã Lệ Chi, Gia Lâm
Quy hoạch huyện Gia Lâm
Quy hoạch bến xe Cổ Bi, Gia Lâm

Saigon Uniform