TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Giao Thủy đến năm 2030

Tải File Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Giao Thủy Đến Năm 2030 PDF CAD (62M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Giao Thủy đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn Huyện Giao Thủytại tỉnh Nam Định chi tiết nhất.

Phạm vi quy hoạch Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn địa giới hành chính huyện Giao Thủy, bao gồm 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn Quất Lâm, Ngô Đồng và 20 xã: Giao Hương, Hồng Thuận, Giao Thiện, Giao Thanh, Hoành Sơn, Bình Hòa, Giao Tiến, Giao Hà, Giao Nhân, Giao An, Giao Lạc, Giao Châu, Giao Tân, Giao Yến, Giao Xuân, Giao Thịnh, Giao Hải, Bạch Long, Giao Long, Giao Phong.

Toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện khoảng 237,76 km2; phía bắc và đông bắc giáp với tỉnh Thái Bình; phía nam và đông nam tiếp giáp với biển Đông; phía tây bắc giáp với huyện Xuân Trường; phía tây nam giáp với huyện Hải Hậu. 

Tính chất vùng 

Huyện là một trong những trung tâm văn hóa, xã hội - kinh tế thuộc tỉnh Nam Định. Đây cũng là vùng phát triển về kinh tế biển, trong đó thế mạnh là phát triển dịch vụ thương mại, du lịch và thủy sản. Huyện là đầu mối giao thông quan trọng, nằm trên trục đường bộ ven biển, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh kết nối với các vùng lân cận. 

Các dự báo phát triển vùng

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 13%/năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt khoảng 342 triệu đồng. Dự báo sẽ có sử chuyển dịch cơ cấu kinh tế,  đến năm 2030 cơ cấu kinh tế gồm ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tương ứng là 21% - 39% - 40%. Đến năm 2050, cơ cấu kinh tế gồm ngành   nông lâm thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tương ứng là 18% - 37% - 45%.   

Về dân số, tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2021-2030 là 1,3%/năm. Dân số năm 2020 khoảng 199.100 người, năm 2030 dự kiến khoảng 227.000 người. Dự kiến nguồn lao động chiếm 65% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%. 

Về quy hoạch sử dụng đất, dự báo đến năm 2030 tổng diện tích đất đô thị, nông thôn toàn huyện khoảng 8.415 ha. Trong đó diện tích đất đô thị khoảng 4.315 ha (bao gồm: TT Ngô Đồng, đô thị Quất Lâm, đô thị Đại Đồng), bình quân 630 m2/người; đất nông thôn khoảng 4.100 ha. 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Giao Thủy đến năm 2030

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: Ngày 22/4/2021, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 862/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, huyện Giao Thủy.

Theo quyết định, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Giao Thủy được xác định với tổng diện tích tự nhiên 23.802,45 ha, bao gồm các loại đất như sau:

  • Diện tích đất nông nghiệp: 13.785,40 ha
  • Diện tích đất phi nông nghiệp: 9.956,85 ha
  • Đất chưa sử dụng: 60,20 ha

Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch 2021- 2030

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 3.510,62 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 0 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 52,91 ha

Vị trí và diện tích đất đưa vào quy hoạch được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

UBND huyện Giao Thủy định hướng sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 theo 9 khu chức năng: Khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm, khu nuôi trồng thủy sản, khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn. Định hướng sử dụng đất cho các mục đích như xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị, đất quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đất cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tao…

Thông tin quy hoạch Huyện Giao Thủy tại Nam Định mới nhất 

UBND tỉnh Nam Định Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Quy hoạch được thực hiện theo quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 1/8/2017 về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thủy đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

Bản đồ định hướng quy hoạch không gian huyện Giao Thủy
Bản đồ định hướng quy hoạch không gian huyện Giao Thủy

Vị trí, phạm vi ranh giới quy hoạch huyện Giao Thủy

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn địa giới hành chính huyện Giao Thuỷ, bao gồm 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 Thị Trấn: Quất Lâm, Ngô Đồng và 20 xã: Giao Hương, Hồng Thuận, Giao Thiện, Giao Thanh, Hoành Sơn, Bình Hoà, Giao Tiến, Giao Hà, Giao Nhân, Giao An, Giao Lạc, Giao Châu, Giao Tân, Giao Yến, Giao Xuân, Giao Thịnh, Giao Hải, Bạch Long, Giao Long, Giao Phong, giới hạn bởi:

Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình
Phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với biển Đông
Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường
Phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu.

Quy mô diện tích huyện Giao Thủy

– Gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Giao Thuỷ: 237,76 km?

Bản đồ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Thời hạn quy hoạch huyện Giao Thủy:

  • Ngắn hạn đến năm 2020;
  • Dài hạn đến năm 2030
  • Tầm nhìn đến năm 2050.

Tính chất quy hoạch vùng huyện Giao Thủy

  • Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc tỉnh Nam Định;
  • Vùng phát triển về kinh tế biển, trong đó thế mạnh là phát triển dịch vụ thương mại, du lịch và thuỷ sản;
  • Đầu mối giao thông quan trọng, nằm trên trục đường bộ ven biển, đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh kết nối với các vùng lân cận.

Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng quy hoạch huyện Giao Thủy

Dự báo tăng trưởng kinh tế huyện Giao Thủy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân bình hàng năm thời kỳ 2016 – 2020 là 10,2%/năm và thời kỳ 2021 – 2030 là 13,0%/năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt khoảng 342 triệu đồng.

– Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế

  • Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 33% – 25% – 42%;
  • Đến năm 2030, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 21% – 39% – 40%;
  • Đến năm 2050, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 18% – 37% – 45%;

Dự báo phát triển dân số, lao động huyện Giao Thủy

  • Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2016-2020 là 0,9%/năm (tỷ lệ tăng tự nhiên).
  • Tốc độ tăng dân số trung bình toàn huyện giai đoạn 2021-2030 là 1,3%/năm (bao gồm cả tăng tự nhiên và tăng cơ học).
  • Dân số hiện trạng (2015): 190.291 người. Dân số năm 2020: 199.100 người, năm 2030 là 227.000 người
  • Lao động: Dự kiến nguồn lao động chiếm 65% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.

Dự báo quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy

Dành quỹ đất hợp lý để phát triển cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, phát triển các đô thị, các thị trấn. Đặc biệt là quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

– Phân bổ, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển đảm bảo an ninh lương thực. Khai thác sử dụng đất phải đặc biệt coi trọng mục tiêu phòng thủ, an ninh quốc gia, ưu tiên những địa thế tự nhiên thuận lợi kết hợp kinh tế với quốc phòng;

– Khai thác sử dụng đất phải đi đôi bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trườnổn định và bền vững.

Dự báo quy hoạch sử dụng đất:  Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Tổng diện tích tự nhiên 25.323,8 100

Đất nông nghiệp 16.288,67 64,1
Đất phi nông nghiệp 8.325,732,9
Đất chưa sử dụng 709,393,0

– Năm 2020:

  • Đất đô thị, nông thôn toàn huyện khoảng: 8.145 ha.
  • Đất đô thị khoảng 4.315 ha (bao gồm: TT Ngô Đồng, đô thị Quất Lâm, đô thị Đại Đồng), bình quân 865 mo/người. Đất dân dụng khoảng 425 ha, chỉ tiêu khoảng 85 m/người.
  • Đất nông thôn khoảng 3.830 ha.

– Năm 2030:

  • Đất đô thị, nông thôn toàn Huyện khoảng: 8.415 ha.
  • Đất đô thị khoảng 4.315 ha (bao gồm: TT Ngô Đồng, đô thị Quất Lâm, đô thị Đại Đồng), bình quân 630 m2/người. Đất dân dụng khoảng 615 ha, chỉ tiêu khoảng 90 mé/người.
  • Đất nông thôn khoảng 4.100 ha.

Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật về quy hoạch huyện Giao Thủy

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đồ án quy hoạch đảm bảo đáp ứng các quy định theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng.

Định hướng phát triển tổng thể không gian vùng quy hoạch huyện Giao Thủy

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tổ chức tổng thể không gian vùng huyện theo mô hình 2 trung tâm và 1 vành đai phát triển. Trong đó:

  • Lấy TT. Huyện lỵ Ngô Đồng làm hạt nhân phát triển không gian phía Bắc huyện, lan tỏa ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục QL 37B, TL 489, và các trục huyện lộ).
  • Lấy đô thị Quất Lâm làm hạt nhân phát triển không gian phía Nam huyện, lan tỏa ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục QL37B, TL489, TL489B và các trục huyện lộ).
  • Vành đai phát triển không gian thuộc khu vực đô thị Đại Đồng và các xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (thế mạnh là phát triển kinh tế biển) liên kết với 2 trung tâm thông qua trục đường bộ ven biển, tỉnh lộ 489 và các trục huyện lộ.

Định hướng phát triển các đô thị và điểm dân cư nông thôn:

Định hướng phát triển các đô thị:

  • Dự báo tỷ lệ đô thị hoá trên địa bàn huyện đến năm 2030 đạt 30%.
  • Giai đoạn đến năm 2020: có 2 đô thị loại V, 1 đô thị loại IV mở rộng. Cụ thể: 2 đô thị loại V: TT. Ngô Đồng, đô thị Đại Đồng; 1 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV mở rộng: Đô thị Quất Lâm bao gồm TT. Quất Lâm và 2 xã Giao Phong, Giao Thịnh.
  • Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại.

Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn:

  • Thu hẹp dần chênh lệch giữa các vùng đô thị và nông thôn. Phấn đấu có 100% số xã, thị trấn và huyện Giao Thuỷ đạt chuẩn NTM trong năm 2017, tiến tới xây dựng NTM bền vững và phát triển.
  • Tiếp tục xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí xã và 9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp.

Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu năm trong quy hoạch huyện Giao Thủy

Định hướng phát triển nông – lâm – thủy sản

  • Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với tỷ trọng cao các sản phẩm chất lượng cao thông qua tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030 đảm bảo ngành nông nghiệp của huyện phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế – xã hội – môi trường, quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Khai thác hiệu quả các tiềm năng đất đai, lao động và nguồn lợi biển, đảm bảo an ninh lương thực, tăng nhanh khối lượng, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản, thực phẩm hàng hoá.

Phân bố không gian phát triển công nghiệp:

  • Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp – xây dựng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động trong nông thôn.
  • Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề huyện có lợi thế: chế biến nông thuỷ sản, dệt may, da giày, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. Củng cố và phát triển các làng nghề hiện có.

* Cụm công nghiệp 

Cập nhật theo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 04/4/2017. Cụ thể, toàn huyện Giao Thuỷ có 5 CCN bao gồm: CCN Thịnh Lâm, CCN Giao Tiến, CCN Hoành Sơn, CCN Hồng Thuận, CCN Long – Hải, tổng diện tích 115 ha.

Thương mại, dịch vụ:

  • Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu,… phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phát triển thương mại rộng khắp theo hướng mở rộng quan hệ, gắn với thị trường trong và ngoài nước.
  • Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành du lịch, dịch vụ và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành dịch vụ.

Quy hoạch hệ thống phát triển hạ tầng huyện Giao Thủy

Hệ thống công trình giáo dục đào tạo: Đến năm 2020, 100% các cơ sở giáo dục đảm bảo diện tích đất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Hệ thống công trình y tế, bảo vệ sức khỏe:

  • Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình, mục tiêu của tỉnh;
  • Xã hội hoá công tác y tế: Huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Văn hóa – Thể thao:

  • Trong năm 2017, 100% xã, thị trấn có khu văn hoá – thể thao đạt chuẩn NTM; 100% khu dân cư xây dựng Nhà văn hoá – khu thể thao.
  • Đến năm 2020: Xây dựng bể bơi trung tâm huyện

Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch huyện Giao Thủy

Định hướng phát triển giao thông:

Sơ đồ giao thông huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Sơ đồ giao thông huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Giao thông đường bộ

  • Các trục đường chiến lược: Cập nhật quy hoạch Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh; Đường bộ ven biển.
  • Quốc lộ: Quốc lộ 37B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
  • Tỉnh lộ: Các tuyến tỉnh lộ 489, Tỉnh lộ 489B: quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, đoạn qua thị trấn đảm bảo theo quy hoạch của thị trấn.
  • Huyện lộ: 2 tuyến Huyện lộ hiện có: Huyện lộ Tiến Hải, Huyện lộ Bình Xuân quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; 5 tuyến Huyện lộ quy hoạch mới: Huyện lộ Thiện Lâm, Huyện lộ Tiến Thịnh, Huyện lộ Tiến Long, Huyện lộ Thanh Hương, Huyện lộ Lạc Lâm quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Giao thông đường thuỷ

  • Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão của Hà Lan. Nâng cấp bến Giao Thiện, Ngô Đồng, Hồng Thuận thành các bến bốc xếp hàng hoá với quy mô công suất 100-200 nghìn tấn/năm. Xây mới bến phà Giao Thiện.
  • Xây dựng cảng du lịch tại huyện Giao Thuỷ trên sông Hồng, bến tàu đón, chở khách; nâng cấp phương tiện vận tải thuỷ hiện đại tại thị trấn Quất Lâm và thị trấn Ngô Đồng đưa đón khách đi tham quan, du lịch Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.
  • Cải tạo của Ba Lạt, nạo vét chính trị tuyến sông Hồng đoạn từ cửa Ba Lạt đến Mom Rô. Nâng cấp tuyến sông Sò từ TT Ngô Đồng đến cửa Hà Lan.

Đất giao thông tĩnh

  • Nâng cấp bến xe thị trấn Ngô Đồng, Quất Lâm.
  • Xây dựng mới bến xe Đại Đồng tiêu chuẩn bến loại IV, quy mô >2.500m2
  • Đối với mỗi thị trấn quy hoạch 1 bãi đỗ xe tĩnh (diện tích > 2.000m^).Định hướng phát triển cảng hàng không, sân bay

Dự kiến quy hoạch huyện Giao Thuỷ là 1 trong 3 huyện được lựa chọn là địa điểm xây dựng sân bay taxi, quy mô sản 400 ha (2 huyện còn lại là Hải Hậu và Nghĩa Hưng).

Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi

+ Để kè: Hoàn thành các dự án nâng cấp các tuyến đê biển và để sống. Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê biển và các tuyến đê sông. Củng cố hệ thống kê mỏ giữ bãi ở các khu vực xung yếu.

Quy hoạch hệ thống các công trình thuỷ lợi:

– Hệ thống cống:

  • Xây mới, cải tạo, nâng cấp các công trình tưới đầu mối: cống Ngô Đồng, cống Chúa, cống Cồn Tư, cống Cồn Năm.
  • Xây mới, nâng cấp hệ thống tiêu đầu mối: cống Cát Đàm, cống Quất Lâm, cống Tây Cồn Tàu, cống Đông Cồn Tàu, cống số 8A, cống Triết Giang A, cống số 10, cống Giao Hùng, cống Triết Giang B, cống Chỉ Nam, cống Ang Giao Phong, cống Duy Tắc, cống Hoành Lộ.
  • Xây dựng âu thuyền tại cống số 9 xã Giao Long.
  • Các công trình công nội đồng cần xây mới, cải tạo, nâng cấp: Cống Cồn Giữa 12, cống đầu Cồn Giữa 12, đập VB, đập giữa VB5, đập giữa VB13, đập điều tiết số 1, số 2, đập cuối VB 17, đập Hoành Nha, CA21.

Các dự án ưu tiên đầu tư

Xây dựng đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh 3 Xây dựng đường bộ ven biển 4 Xây dựng cầu Cồn Nhất trên QL37B

  • Cải tạo, nâng cấp đường Lạc Lâm
  • Đường Giao Phong, Giao Yến, Giao Châu
  • Đường Tiến Thịnh; đường từ ngã ba Đại Đồng ra để xã Giao Lạc
  • Đường Thiện Lâm
  • Xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp
  • Hạ tầng khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
  • Xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch biển Giao Phong Nâng cấp bệnh viện đa khoa Giao Thuỷ
  • Xây dựng bệnh viện tư nhân tại Quất Lâm
  • Nạo vét, kiên cố hoá mái kênh và đường kênh Giao Sơn – Cồn Nhất, sông Cồn Năm.
  • Xây dựng công đầu mối tưới tiêu: cống Ngô Đồng, cống Chúa, Cát Đàm, Chỉ Nam, Cồn Tư, Cồn Năm.
  • Nâng cấp hạ tầng thị trấn Quất lâm đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại IV mở rộng 11 Xây dựng trung tâm thương mại TT. Ngô Đồng, đô thị Quất Lâm, đô thị Đại Đồng
  • Xây dựng hạ tầng vùng chăn nuôi sinh thái tại xã Giao Long, Giao Hà; vùng nuôi thuỷ sản sinh thái tại Giao An, Giao Thiệ13

Xây dựng cơ sở hạ tầng 02 dự án vùng nông nghiệp công nghệ cao tại Giao Phong và Giao Thịnh. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn Giao Châu Đầu tư các dự án phục vụ xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nhà máy nước Giao Thịnh; xây dựng bể bơi trung tâm huyện; nâng cấp hệ thống các chợ trên địa huyện; nâng cấp hệ thống đường trục xã, thôn xóm, đường nội đồng theo tiêu chí XD NTM; đầu tư, nâng cấp các công trình thuỷ lợi nội đồng; đầu tư, nâng cấp hệ thống y tế tuyến xã; đầu tư xây dựng hệ thống trạm điện trung áp; …

Quy hoạch giao thông huyện Giao Thủy đến 2030

Theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thủy đến 2030, quy hoạch giao thông sẽ được định hướng quy hoạch cụ thể như sau: Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hệ thống quy hoạch giao thông gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không.

 

Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng giao thông huyện Giao Thủy đến 2030
Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng giao thông huyện Giao Thủy đến 2030

Giao thông đường bộ: 

  • Các trục đường chiến lược: Cập nhật quy hoạch Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh: Đường bộ ven biển.
  • Quốc lộ: Quốc lộ 37B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng
  • Tỉnh lộ: Các tuyển tỉnh lộ 489, Tinh lộ 489B: quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, đoạn qua thị trấn đảm bảo theo quy hoạch của thị trấn.
  • Huyện lộ: gồm 2 tuyển Huyện lộ hiện có: Huyện lộ Tiền Hải, Huyện lộ Bình Xuân quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; 5 tuyến Huyện lộ quy hoạch mới: Huyện lộ Thiện Lằn, Huyện lộ Tiến Thịnh, Huyện lộ Tiến Long, Huyện lộ Thanh Hương, Huyện lộ Lạc Lâm quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đương cấp IV đồng bằng

Giao thông đường thuỷ:

  • Quy hoạch khu reo đậu tránh trú bão của Hà Lạn. Nâng cấp bến Giao Thiện, Ngô Đồng, Hồng Thuận thảnh các hẳn bốc xếp hàng hoá với quy mô công suất 100-200 nghìn tấn/năm. Xây mới bến phà Giao Thiện.
  • Xây dựng cảng du lịch tại huyện Giao Thuỷ trên sông Hồng, bến tàu đen, chở khắc; nằng cấp phương tiện vận tải thuỷ hiện đại tại thị trấn Quất Lâm và thị trấn Ngô Đống đưa đón khách đi tham quan, du lịch Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.
  • Cải tạo của Ba Lạt, nạo vét chinh trị tuyển sông Hồng đoạn từ cửa Ba Lạt đến Mom Rô. Nâng cấp tuyển sông Sở từ Thị trấn Ngô Đồng đến cửa Hà Lạn.

Định hướng phát triển cảng hàng không, sân hay

Dự kiện quy hoạch huyện Giao Thuỷ là 1 trong 3 huyện được lựa chọn là địa điểm xây dựng sân bay tạxi, quy mô gần 400 ha (2 huyện còn lại là Hải Hậu và Nghĩa Hưng)

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Giao Thuỷ

Ngày 22/11/2021 UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 2515/QĐ-UBND Về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Cụm công nghiệp Giao Yến 1, huyện Giao Thủy vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Nam Định.

Cụm công nghiệp Giao Yến 1 có quy mô diện tích đất: 75 ha.

Ngành nghề: Công nghiệp hỗ trợ; Cơ khí chế tạo máy; Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm; Sản xuất dược liệu; Sản xuất linh kiện, phụ tùng phương tiện vận tải; Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, thiết bị điện và các ngành chế biến, chế tạo khác….

Trong giai đoạn 2021-2030 huyện Giao Thuỷ sẽ tập trung phát triển 1 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, cụ thể:

  • Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến năm 2030 có 600-700 ha, trong đó hình thành khu công nghiệp Giao Thủy quy mô 350 – 400 ha thuộc xã Giao Châu, Giao Yến.
  • Phát triển 8 cụm công nghiệp thuộc địa bàn các xã Giao Thiện, Hồng Thuận, Giao Tiến, Giao Thanh, Giao Hải, Giao Long, Giao Tân, Giao Xuân.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Nam Định

Đối với cư dân tại tỉnh Nam Định các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Nam Định có những cách nào? 

Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch tỉnh Nam Định hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.

Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường
Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.

Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ. 

Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,…  Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất. 

Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.

Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến

Tra cứu thông tin quy hoạch Nam Định, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.

Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến

Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Nam Định nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.

Saigon Uniform