TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Hoài Đức đến năm 2030

LINK TẢI FILE Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Hoài Đức đến năm 2023(55M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Hoài Đức đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn huyện Quận Ba Đình tại Hà Nội chi tiết nhất.

Phạm vi của huyện Hoài Đức, Hà Nội

Huyện Hoài Đức thuộc ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 16km. Theo bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức, vị trí địa lý của huyện bao gồm:

  • Phía Bắc tiếp giáp huyện Đan Phượng
  • Phía Tây tiếp giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ có ranh giới là sông Đáy
  • Phía Nam tiếp giáp quận Hà Đông
  • Phía Đông tiếp giáp quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm.

Huyện có địa hình khá bằng phẳng. Có sông Đáy chảy qua phía Tây huyện, tạo nên ranh giới với các huyện Phúc Thọ và Quốc Oai.

Huyện Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Trạm Trôi (huyện lỵ) và 19 xã: Kim Chung, La Phù, An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Hoài Đức đến năm 2030

Về Quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Hoài Đức được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5154/QĐ-UBND ngày 7/12/2021.

Căn cứ Quyết định số 4964/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Ngày 23/12/2022, UBND huyện Hoài Đức ban hành Thông báo số 6586/TB-UBND về việc Công bố công khai điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội . Theo đó, Hồ sơ công bố công khai bao gồm:

1. Quyết định 4964/QĐ-UBND (xem chi tiết tại đây)

2. Báo cáo thuyết minh (Xem chi tiết tại đây)

3. Bản đồ điều chỉnh uy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Hoài Đức (Xem chi tiết tại đây)

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023: Ngày 31/01/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định sô 607/QĐ-UBND về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Hoài Đức.

Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Hoài Đức với tổng diện tích đất tự nhiên 8.492,02 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 3.723,72 ha; đất phi nông nghiệp là 4.751,87 ha; Đất chưa sử dụng: 16,44 ha.

Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 với tổng diện tích cần thu hồi là 517,25 ha. Trong đó: tổng diện tích đất nông nghiệp là 492,09 ha; đất phi nông nghiệp là 25,16 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 611,83 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 34,82 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 0 ha.

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng với tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 148,36 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Hoài Đức.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Hoài Đức.
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Hoài Đức.

Tài liệu kèm theo:

Thông tin quy hoạch Huyện Hoài Đức tại TP Hà Nội mới nhất 

Quy hoạch sử dụng đất, đô thị của huyện Hoài Đức

Với mục tiêu vào 2025, cùng với các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng được lên cấp, Hoài Đức đang nỗ lực thực hiện những dự án đã được phê duyệt.

Thông tin quy hoạch dựa trên bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức hiện đang được tập trung đầu tư và phát triển lên quận vào 2022. Với nhiều quy hoạch chi tiết các khu đô thị huyện Hoài Đức đã được phê duyệt như:

  • Khu đô thị S4 với tỷ lệ 1/5000
  • Khu đô thị S3 với tỷ lệ 1/5000
  • Khu đô thị S2 tại các xã thuộc huyện Hoài Đức, Từ Liêm và Đan Phượng,

Kế hoạch trong năm sẽ chuyển 351,84 ha đất nông nghiệp sang đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp, cụ thể:

  • Đất trồng lúa là 302,22 ha.
  • Đất trồng cây hàng năm khác là 28,50 ha;
  • Đất trồng cây lâu năm là 20,85 ha;
  • Đất nuôi trồng thuỷ sản là 0,27 ha.

Quy hoạch phát triển giao thông huyện Hoài Đức

Dựa theo bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức, quy hoạch giao thông được phê duyệt chỉ giới đường đỏ gồm:

  • Đường Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến QL6
  • Đường liên khu vực nối 02 phân khu đô thị S1, S2 – tuyến số 1
  • Đường liên khu vực nối 3 phân khu đô thị S1, S2, S3
  • Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Kim Chung- Di Trạch, khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng, trung tâm thị trấn Trạm Trôi…

– Hoài Đức đang được phát triển nhiều tuyến đường trọng điểm của Hà Nội như:

  • QL32.
  • Đại lộ Thăng Long (nơi tuyến đường sắt số 5 đi qua).
  • Trục đường lớn khu Tây Thăng Long (đường QL70 nối từ địa phận Nhổn tới đại lộ Thăng Long đi xuyên qua huyện Hoài Đức.)

Trong tương lai Hoài Đức sẽ có thêm nhiều quy hoạch liên quan đến giao thông song song với nhiều tuyến giao thông khác sẽ được mở rộng và cải tạo khang trang hơn.

Bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030

Quy hoạch giao thông huyện Hoài Đức

Dựa theo những đề xuất của UBND huyện Hoài Đức, ban lãnh đạo thành phố Hà Nội đã xét duyệt quy hoạch giao thông trên địa bàn như sau:

Tuyến đường sắt số 3: Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai

Chiều dài dự kiến là 21km có điểm bắt đầu tại Nhổn (vị trí giáp ranh với Hoài Đức). Đoạn đường từ Nhổn đến ga Hà Nội dự kiến xây dựng đến năm 2022 sẽ hoàn thành. Còn đoạn từ điểm ga Hà Nội cho đến ga Hoàng Mai dự kiến sẽ chính thức khai thác từ năm 2028. Sau năm 2030, kế hoạch phát triển tuyến đường sắt đô thị số 3 sẽ được kéo dài đến Sơn Tây với chiều dài 30 km.

Tuyến đường sắt số 5: Phía Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng Hòa Lạc

Chiều dài dự kiến là 39 km với mức tổng đầu tư là hơn 65.000 tỷ đồng. Tổng số ga trên tuyến đường này là 17 và 2 đề pô tại Sơn Đồng (thuộc huyện Hoài Đức) và Hòa Lạc. Dự án này đi qua các quận/huyện là Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm. Tại Hoài Đức, tuyến đường sẽ đi dọc theo đại lộ Thăng Long và tương lai sẽ có 5 điểm ga đó là:

  • Nút giao giữa hai con đường Lê Trọng Tấn và đại lộ Thăng Long.
  • Cầu vượt An Khánh.
  • Trước khu dự án đô thị Hà Đô Charm Villas – Hà Đô Dragon City.
  • Nút giao giữa Đê Song Phương với đại lộ Thăng Long.
  • Nút giao giữa cầu vượt Song Phương và Đại lộ Thăng Long.

Tuyến đường sắt số 6: Sân bay Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi

Chiều dài dự kiến ban đầu là 43 km. Quy hoạch Hoài Đức cho tuyến này đó là từ giao cắt với tuyến số 7 ở đoạn đường Lê Trọng Tấn, tiếp đến sẽ đi tiếp qua xã La Phù rồi vào địa phận Hà Đông. 

Tuyến đường sắt số 7: Mê Linh – Đô thị mới của Nhổn – Vân Canh – Dương Nội

Chiều dài dự kiến của đoạn đường là 28 km với tổng số 23 ga và 1 đề pô tại Mê Linh. Tuyến đường sẽ được xây dựng trên cao hoặc đi cao kết hợp đi ngầm tại đoạn đô thị đông của Vành đai 4. Tại huyện Hoài Đức, tuyến đường sắt sẽ chạy dọc theo đường vành đai 3,5 đi qua các xã như Kim Chung, Vân Canh, An Khánh, Di Trạch, La Phù.

Tuyến đường sắt số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch – Vành đai số 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá

Chiều dài dự kiến ban đầu là khoảng 37 km và tổng vốn xây dựng khoảng 105,24 tỷ đồng. Điểm bắt đầu tại địa phận Hoài Đức, đoạn Sơn Đồng – Mai Dịch sẽ dài 12 km và dự kiến xây dựng đi trên cao. Còn đoạn tuyến đi theo Vành đai 3 đến địa phận Lĩnh Nam thì sẽ đi ngầm. Tiếp đó đoạn từ Lĩnh Nam – vượt sông Hồng – Dương Xá sẽ tiếp tục đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến số 08 là 26 ga và 2 đề pô tại Cổ Bi và Sơn Đồng.

Tuyến đường sắt số 8 sau khi khánh thành sẽ giúp kết nối các khu vực dân cư và đô thị lớn của Hà Nội. Các địa phận quận huyện có tuyến đường này đi qua là Hoài Đức, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm.

Quy hoạch tuyến đường liên khu vực

Quy hoạch Hoài Đức đang phát triển nhiều tuyến đường trọng điểm của Hà Nội như:

  • Quốc lộ 32.
  • Đại lộ Thăng Long (cũng là nơi tuyến đường sắt số 5 đi qua).
  • Trục đường lớn khu Tây Thăng Long (đường quốc lộ 70 nối từ địa phận Nhổn tới đại lộ Thăng Long đi xuyên qua huyện Hoài Đức.

Bên cạnh những này, trong tương lai Hoài Đức sẽ có thêm nhiều quy hoạch liên quan đến giao thông đáng chú ý như đường vành đai 3,5, vành đai 4…Song song với đó nhiều tuyến giao thông khác sẽ được mở rộng và cải tạo khang trang hơn. Theo Nghị quyết số 21 của HĐND thành phố Hà Nội liên quan đến các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021, huyện Hoài Đức sẽ thu hồi tổng diện tích 211,81 ha đất để làm 104 dự án. Trong số này có 24 dự án liên quan đến cải tạo, mở rộng đường giao thông, cụ thể:

  • Một số tuyến đường huyết mạch như sẽ mở vành đai 3,5 trong giai đoạn 1 và 2.
  • Tuyến đường DH04.
  • Tuyến đường dọc kênh Đan Hoài (sát đại lộ Thăng Long) đến địa phận huyện Hoài Đức.
  • Đường giao thông liên xã Dương Liễu – Cát Quế.
  • Đường liên xã Đức Thượng – Đức Giang.
  • Đường chạy từ Quốc Lộ 32 qua Khu đô thị Cienco 5 và khớp nối với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài.
  • Đường trục chính xã Kim Chung.
  • Trục đường Hồ Tây – Ba Vì. Tuyến đường này sẽ mở bằng việc kéo dài đường Hoàng Quốc Việt từ vành đai 3 đến Quốc lộ 21 (hay tuyến đường Trịnh Văn Bô kéo dài).

Các trạm bus hoạt động trên địa bàn huyện Hoài Đức

Điểm trung chuyển xe bus trên địa bàn huyện Hoài Đức gồm có: Học viện Chính sách và Phát triển, KĐT Vân Canh và bến xe Hoài Đức. Còn các tuyến xe bus đi qua huyện này bao gồm:

  • Tuyến xe 19 Trần Khánh Dư – Học viện Chính sách và Phát triển.
  • Tuyến xe 20A Cầu Giấy – Bến xe Sơn Tây đi qua Vạn Xuân.
  • Tuyến xe 29 Bến xe Giáp Bát – Tân Lập đi qua Vạn Xuân.
  • Tuyến xe 50 Long Biên – KĐT Vân Canh.
  • Tuyến xe 57 Bến xe Nam Thăng Long – KCN Phú Nghĩa.
  • Tuyến xe 66 Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Phùng.
  • Tuyến xe 74 Bến xe Mỹ Đình – Xuân Khanh đi qua Đại lộ Thăng Long.
  • Tuyến xe 87 Bến xe Mỹ Đình – Quốc Oai – Xuân Mai đi qua Đại lộ Thăng Long.
  • Tuyến xe 88 Bến xe Mỹ Đình – Hòa Lạc – Xuân Mai đi qua Đại lộ Thăng Long.
  • Tuyến xe 89 Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Sơn Tây.
  • Tuyến xe 92 Nhổn – Sơn Tây – Tây Đằng đi qua Vạn Xuân.
  • Tuyến xe 97 Công viên Nghĩa Đô -huyện Hoài Đức.
  • Tuyến xe 107 Bến xe Kim Mã – làng văn hóa các dân tộc Việt Nam đi qua Đại lộ Thăng Long.
  • Tuyến xe CNG 01 Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây đi qua Đại lộ Thăng Long.
  • Tuyến xe CNG 07 Hoài Đức – Bến xe Yên Nghĩa.

Quy hoạch đô thị huyện Hoài Đức

Quy hoạch Hoài Đức lên quận đang là mục tiêu phát triển hàng đầu của đơn vị hành chính này. Với hy vọng vào năm 2025 cùng Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng được lên cấp, Hoài Đức đang lỗ thực hiện những dự án đã được phê duyệt.

4 dự án liên quan đến trường học trong quy quy hoạch huyện Hoài Đức là:

  • Trường mầm non Sơn Đồng (mức đầu tư 70 tỷ đồng).
  • Trường mầm non An Khánh B (mức đầu tư 67,3 tỷ đồng).
  • Xây dựng mở rộng trường mầm non An Thượng A (mức đầu tư 66 tỷ đồng).
  • Xây mới trường tiểu học Đức Giang (mức đầu tư 63,3 tỷ đồng).

Xác định chỉ giới đường đỏ, thiết kế và cắm mốc đường bao cho tuyến liên khu vực nối vùng S2, S1 với tuyến số 1 giữa Đan Phượng và Hoài Đức. Tỷ lệ 1/500 với tổng trị giá 154 triệu đồng.

Xác định chỉ giới đường đỏ, thiết kế và cắm mốc đường bao cho tuyến liên khu vực nối 3 khu đô thị S1, S2, S3 với tuyến số 2 giữa cũng giữa Đan Phượng và Hoài Đức. Tỷ lệ 1/500 với tổng trị giá 240 triệu đồng.

Xác định chỉ giới đường đỏ, thiết kế và cắm mốc đường bao cho tuyến liên khu vực dọc đường sắt Hà Nội – Lào Cai với đường Vành đai 4 tại Hoài Đức và Hà Đông. Tỷ lệ 1/500 và tổng trị giá 50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, quy hoạch Hoài Đức còn có 6 dự án liên quan đến điều chỉnh cục bộ xây dựng chung cho thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn Hà Nội đến năm 2050.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch Huyện Hoài Đức

Đối với cư dân tại Huyện Hoài Đức các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch Huyện Hoài Đức có những cách nào? 

Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch Huyện Hoài Đức hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.

Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường
Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.

Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ. 

Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,…  Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất. 

Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.

Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến

Tra cứu thông tin quy hoạch Huyện Hoài Đức, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.

Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến

Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch Huyện Hoài Đức nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.

Tra cứu quy hoạch huyện Hoài Đức
Bản đồ quy hoạch xã Vân Côn, huyện Hoài Đức
Quy hoạch giao thông huyện Hoài Đức đến năm 2025
Bản đồ quy hoạch xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Bản đồ huyện Hoài Đức
Bản đồ quy hoạch xã Kim Chung, Hoài Đức
Bản đồ quy hoạch xã An Thượng đến năm 2030
Dự an giao thông huyện Hoài Đức

Saigon Uniform