TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng đến năm 2030

Tải File Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất TP Hải Phòng Đến Năm 2030 PDF CAD (54M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn Thành phố Hải Phòng chi tiết nhất.

Phạm vi quy hoạch Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố trực thuộc TW, thuộc top đô thị loại 1. Đây là trung tâm cấp vùng, cấp quốc gia. Thành phố cách Hà Nội 120km về phía Đông Đông Bắc. Diện tích của Hải Phòng là 1521,9km2 với tổng dân số hiện nay khoảng hơn 2 triệu người. 

Vị trí địa lý của thành phố Hải Phòng:

  • Phía Bắc giáp với Quảng Ninh
  • Phía Nam giáp với Thái Bình
  • Phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ
  • Phía Tây giáp với Hải Dương

Trước khi tìm hiểu về bản đồ quy hoạch Hải Phòng, cần nắm được các đơn vị hành chính tại đây. Thành phố có:

  • 07 quận nội thành
  • 06 huyện ngoại thành
  • 02 huyện đảo

Trong đó có tổng 141 xã, 223 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 66 phường và 10 thị trấn.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng đến năm 2030

Thông tin quy hoạch Thành phố Hải Phòng mới nhất 

Mục tiêu quy hoạch thành phố Hải Phòng

Bản đồ quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025 phải hướng đến những mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội,... Đồng thời, cần cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh. 

Thành phố sẽ được phát triển theo hướng liên kết vùng để trở thành một khu vực hiện đại, văn minh, đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của khu vực phía Bắc cũng như cả nước. Từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng, trung tâm thương mại - tài chính của khu vực Đông Nam Á. Có thể tóm gọn 3 mục tiêu chính của kế hoạch quy hoạch Hải Phòng như sau:

  • Phát huy vai trò và vị thế của Hải Phòng trong mối quan hệ với khu vực duyên hải Bắc Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong nước lẫn quốc tế.
  • Bản đồ quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025 nhằm phát triển đồng bộ giữa xây mới, cải tạo và chỉnh trang đô thị. Phát triển không gian đô thị, vùng nông thôn và hệ thống hạ tầng xã hội đồng bộ, bảo vệ môi trường.
  • Phát triển thành phố hiện đại nhưng không mất đi bản sắc văn hóa. Phát triển những thế mạnh vốn có của thành phố, những giá trị thiên tạo quý giá như: sông núi, biển cả. Tạo sức hấp dẫn về đô thị và nâng cao đời sống cho người dân.

Theo bản đồ quy hoạch thành phố đến năm 2025, nơi đây sẽ được xây dựng thành một thành phố lớn mạnh, đạt đô thị đặc biệt theo những định hướng quy hoạch về giao thông, hạ tầng,...

Lĩnh vực dịch vụ logistics được chú trọng phát triển hiện đại, đặc biệt là vận tải biển. Thúc đẩy phát triển các trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển khoa học công nghệ về hàng hải.

Quy hoạch thành phố Hải Phòng về hạ tầng

Quy hoạch Hải Phòng phát triển điện lực

Hệ thống điện trung thế, hạ thế ở khu vực nội thành được xây dựng hoàn chỉnh. Từng bước mạng lưới điện sẽ được ngầm hóa. Mạng lưới điện ngầm dọc theo các đường khu đô thị, được thể hiện rõ trong bản đồ quy hoạch. Đảm bảo an toàn, hiệu quả và mang đến vẻ đẹp cho cảnh quan đô thị.

Bên cạnh đó, mở rộng việc cung cấp điện tới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới. Bản đồ quy hoạch Hải Phòng yêu cầu toàn thành phố thực hiện chiến dịch điện khí hóa nông thôn.

Bản đồ quy hoạch thành phố Hải Phòng phái triển không gian đô thị đến năm 2025 tầm nhìn 2050
Bản đồ quy hoạch thành phố Hải Phòng phái triển không gian đô thị đến năm 2025 tầm nhìn 2050

Phát triển hệ thống cấp nước

Hải Phòng hiện đang có nhiều dự án quy hoạch cải tạo nhà máy cấp nước để đảm bảo an toàn, cuộc sống sinh hoạt, phát triển kinh tế cho người dân.

  • Cải tạo, nâng cao công suất của các nhà máy cung cấp nước cho các khu đô thị trung tâm như: Vật Cách, An Dương, Cầu Nguyệt,… Đồng thời, phối hợp với các nhà máy nước mới như: Kim Sơn, Đình Vũ,  Hưng Đạo, Ngũ Lão,... cung cấp nước đầy đủ, chất lượng sạch.
  • Kết hợp xây mới, cải tạo và nâng cao công suất của các nhà máy nước tại các thị trấn, khu dân cư như: Quảng Thanh, Giang Biên, An Hòa, Lưu Kiếm, Tiến Cường và Hùng Thắng. 
  • Theo bản đồ quy hoạch Hải Phòng, cần xây dựng hệ thống nước cứu hỏa ở những khu vực công cộng trong các khu đô thị. Hệ thống cần đảm bảo tốt các quy định về phòng cháy, chữa cháy.
  • Xây dựng hệ thống thoát nước mưa qua: hồ điều hòa, cống ngăn triều, hệ thống kênh và thoát trực tiếp ra sông, biển. Đặc biệt trú trọng vào hệ thống thoát nước ở những khu vực phát triển, đông dân cư.

Quy hoạch hạ tầng thông tin – truyền thông và công nghệ thông tin

Quy hoạch về hạ tầng bưu chính viễn thông của thành phố sẽ theo hướng cơ giới hóa. Trong đó, mạng lưới viễn thông được phát triển mạnh hơn, đa dịch vụ và thống nhất một hạ tầng. Tuyến cáp ngoại tại các khu vực nội thành và trung tâm đô thị cũng được thực hiện ngầm hóa theo bản đồ quy hoạch Hải Phòng mới nhất.

Bên cạnh đó, các điểm truy cập internet không dây ở những khu vực công cộng như: sân bay, nhà ga,... được tăng cường chất lượng.

Quy hoạch thành phố Hải Phòng về giao thông

Việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông của thành phố cần phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội chung. Đảm bảo về an ninh - quốc phòng; phát triển bền vững và tạo tiền đề cho những bước đột phá về kinh tế, xã hội trong tương lai.

Bản đồ quy hoạch thành phố Hải Phòng về phát triển mạng lưới giao thông
Bản đồ quy hoạch thành phố Hải Phòng về phát triển mạng lưới giao thông

Quy hoạch tuyến đường bộ

Bản đồ quy hoạch hải phòng đến năm 2025: hoàn thành xây dựng 2 đoạn tuyến qua địa bàn thành phố của tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (dài 33,5 km) và cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng (dài 25 km).

Giai đoạn 2025 – 2030: Tiếp tục xây dựng đoạn cao tốc Hải Phòng – Ninh Bình (dài 21km) thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng - Quảng Ninh.

Hoàn thành cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới 04 đoạn tuyến qua địa bàn thành phố: QL10 (dài 52.5 km); QL37 (dài 20km);  QL5 (dài 40,73 km) và đường bộ ven biển (dài 43 km).

Các tuyến vành đai và trục chính đô thị

Hoàn thành xây dựng và nâng cấp tuyến đường vành đai 1,2 và 3; các tuyến đường hướng Đông – Tây dài 71,7 km; 4 tuyến hướng Bắc - Nam dài 42,5 km và 2 tuyến cảnh quan dài 10,2 km.

Đường đối ngoại và tuyến kết nối chính

Giai đoạn đến năm 2025 theo bản đồ quy hoạch Hải Phòng sẽ hoàn thành xây dựng tuyến liên tỉnh Kinh Môn - Thủy Nguyên dài 11,7 km; tuyến liên tỉnh Trịnh Xá – Lại Xuân dài 14,5 km); đường nối QL10 – QL5 (dài 32 km) và tuyến đường Tân Vũ – Lạch Huyện (dài 15,6 km)

Từ năm 2021 đến năm 2030 sẽ hoàn thành xây dựng tuyến đường nối sân bay Tiên Lãng với QL10, dài 22 km.

Các tuyến đường tỉnh

Bản đồ quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025 hoàn thành nâng cấp các đoạn đường tỉnh nằm trong các quận và trong vành đai 2 thành đường đô thị. Đồng thời, rà soát điều chỉnh và nâng cấp một số tuyến đường quy mô cấp III, 2 làn xe.

Bắt đầu từ giai đoạn 2026 – 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới các đoạn chỉnh tuyến tất cả các đường tỉnh đạt quy mô tối thiểu cấp III, 2 làn xe.

Định hướng về phân loại đô thị TP Hải Phòng

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực trạng phát triển đô thị và định hướng phát triển đô thị theo Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; phương án phát triển hệ thống đô thị vùng thành phố Hải Phòng giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Giai đoạn 2021-2030: Thành phố Hải Phòng là Thành phố đô thị loại I trực thuộc TƯ. Hệ thống đô thị toàn thành phố gồm:

a) Khu vực nội thành, nội thị

Khu vực nội thành hiện hữu: quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền; Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Đồ Sơn.

Khu vực đô thị mở rộng về phía Tây: huyện An Dương, từng bước xây dựng huyện An Dương cơ bản đạt tiêu chí thành lập quận vào năm 2025.

Khu vực đô thị mở rộng phía Nam: huyện Kiến Thụy, từng bước xây dựng huyện Kiến Thụy cơ bản đạt tiêu chí thành lập quận.

Như vậy, đến năm 2030, nội thị của Thành phố Hải Phòng sẽ bao gồm 9 quận trong đó có 7 quận hiện hữu: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An, Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh và 2 quận dự kiến thành lập mới: An Dương, Kiến Thụy.

Dự báo quy mô dân số: đến năm 2030: Dân số khu vực đô thị trung tâm khoảng 1.500.00 – 1.600.000 người. Đất xây dựng đô thị: Năm 2030: khoảng 19.900 ha. – 01 đô thị loại III: Thành phố Thủy Nguyên trực thuộc Thành phố Hải Phòng.

Dự báo quy mô dân số: đến năm 2030: Dân số toàn thành phố khoảng 550.000 – 600.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 400.000 người. Dự báo đất xây dựng đô thị: Năm 2030: khoảng 6.000ha.

– 04 đô thị loại IV:

Thị trấn Vĩnh Bảo (mở rộng): Dự báo quy mô dân số: khoảng 6,0 – 6,7 vạn người; quy mô đất xây dựng khoảng 650 – 900 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp).

Thị trấn Tiên Lãng (mở rộng): Dự báo quy mô dân số khoảng 6,0 – 6,5 vạn người; quy mô đất xây dựng khoảng 650 – 900 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp).

Thị trấn An Lão: dự báo dân số khoảng 4,5 – 5,0 vạn người; Đất xây dựng khoảng 600 – 800 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp).

Thị trấn Cát Bà: dự báo dân số khoảng 7,0 – 7,5 vạn người; Đất xây dựng khoảng 750 – 850 ha.

– 09 đô thị loại V:

Thị trấn Trường Sơn (huyện An Lão): dự báo quy mô dân số khoảng 1,5 – 2,0 vạn người; quy mô đất xây dựng khoảng 200 – 300ha.

Thị trấn Minh Đức: dự kiến phát triển thành phường của Thành phố Thủy Nguyên tương lai

Đô thị mới Quảng Thanh: dự kiến phát triển thành phường của Thành phố Thủy Nguyên tương lai.

Đô thị mới Lưu Kiếm: dự kiến phát triển thành phường của Thành phố Thủy Nguyên tương lai.

Đô thị mới Tam Cường (huyện Vĩnh Bảo): dự báo quy mô dân số khoảng 1,5 – 2,0 vạn người; quy mô đất xây dựng khoảng 200 – 300 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp.

Đô thị mới Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng): Dự báo quy mô dân số khoảng 3,5 – 3,7 vạn người; Quy mô đất xây dựng khoảng 500 – 700 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp), tương lai trở thành trung tâm đô thị sân bay và nhập vào không gian đô thị Tiên Lãng lên Thị xã.

Đô thị mới Cát Hải (huyện Cát Hải): Dân số khoảng 1,9 – 2,2 vạn người; Đất xây dựng khoảng 160 – 180 ha.

Đô thị mới Xuân Đám (huyện Cát Hải): Dân số khoảng 1,0 – 1,5 vạn người; Đất xây dựng khoảng 150 – 200 ha.

Đô thị mới Phù Long (huyện Cát Hải): Dân số khoảng 1,0 – 1,5 vạn người; Đất xây dựng khoảng 150 – 200 ha.

Định hướng phát triển hệ thống đô thị – nông thôn thành phố Hải Phòng được lập vào giai đoạn năm 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, do vậy việc nghiên cứu, đánh giá để đưa ra các mục tiêu và giải pháp thực hiện tập trung chủ yếu cho các đô thị có khả năng hình thành mới hoặc được nâng lên loại cao hơn đến năm 2030 và xem xét một số đô thị giai đoạn tầm nhìn đến 2050; là cơ sở để hình thành các nhóm giải pháp tập trung trong giai đoạn 2021-2030 và danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.

Định hướng về phân bố, phân vùng không gian

Không gian Hải Phòng được chia thành 08 vùng đặc trưng.

(1). Vùng I: đô thị trung tâm hiện hữu mật độ cao ven bờ Nam sông Cấm, phát triển mở rộng về phía Bắc khu vực Thủy Nguyên (Thành phố Thủy Nguyên) và về phía Nam khu vực Quận Hải An, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn.

Các định hướng về không gian

Đối với khu phố Pháp Hải Phòng: Khu phố Pháp Hải Phòng và phụ cận là trung tâm cấp thành phố; được khoanh vùng bảo vệ và duy trì cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan; bảo tồn các di sản kiến trúc đô thị; thúc đẩy hoạt động văn hoá, sáng tạo, nghệ thuật, thương mại, du lịch, giải trí, đi bộ; kiểm soát công trình cao tầng và mật độ xây dựng không ảnh hưởng đến cấu trúc di sản đô thị.

Đối với khu dân cư hiện hữu: hiện đại hoá và hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật, cải tạo chỉnh trang kiến trúc cảnh quan đường phố đô thị; tái thiết khu chung cư cũ theo hướng hiện đại, tiện nghi theo hướng xây dựng cao tầng, dành không gian dưới mặt đất phát triển vườn hoa, bãi đỗ xe và dịch vụ đô thị; trong khu dân cư thấp tầng cũ khuyến khích sáng kiến cộng đồng nâng cấp môi trường cảnh quan đô thị.

Đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, cảng công nghiệp, trụ sở hành chính, cơ sở đào tạo, y tế, đất nông nghiệp không phù hợp sẽ điều chỉnh các chức năng sử dụng đất, di dời ra các bên ngoài; ưu tiên chuyển đổi thành các công trình có chức năng hỗn hợp như: văn hoá, thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí, nhà ở, vườn hoa cây xanh và công trình dịch vụ an sinh xã hội phục vụ khu dân cư; khuyến khích phát triển công trình cao tầng khi có đủ điều kiện về hạ tầng đô thị.

Phục hồi hệ sinh thái các sông nhỏ và kênh rạch, tăng cường cây xanh và mặt nước kết nối khu dân cư với sông Cấm và sông Lạch Tray tạo môi trường sống đô thị thân thiện với thiên nhiên khuyến khích xe đạp, đi bộ. Dành quỹ đất hai bên các tuyến đường chính (Lạch Tray, Lê Hồng Phong, Hồ Sen – Cầu Rào) phát triển giao thông công cộng và công trình ngầm đô thị.

Đối với khu vực đô thị quận Dương Kinh: hình thành đô thị đa chức năng mới hiện đại kết nối với trung tâm lõi đô thị bằng hành lang giao thông tốc độ nhanh (đường Phạm Văn Đồng, đường Lạch Tray). Phát triển thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế … giảm tải cho khu vực đô thị nội đô lịch sử tạo dựng không gian văn hoá, nghệ thuật, giải trí cộng đồng quy mô lớn hướng ra biển Hải Phòng; khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ tổng hợp – đào tạo – nghiên cứu khoa học; khuyến kích phát triển nhà ở cao tầng và chuyển đổi khu dân cư hiện hữu từ nhà ở đơn lẻ thấp tầng sang cao tầng.

Đối với khu vực đô thị quận Đồ Sơn: thúc đẩy và tái phát triển quận Đồ Sơn thành trung tâm mới về du lịch, giải trí, thể thao mang tầm vóc quốc tế; cải thiện kiến trúc cảnh quan môi trường đoạn từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc; cải thiện hạ tầng trung tâm quận hiện hữu; khuyến kích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ – văn hoá – TDTT – vui chơi giải trí.

(2). Vùng II: Khu vực đô thị mở rộng phía Bắc sông Cấm (vùng trung tâm TP. Thủy Nguyên trong tương lai).

Các định hướng về không gian

Đối với đô thị mới Bắc sông Cấm: hình thành đô thị mới hiện đại và thân thiện; xây dựng trung tâm hành chính, chính trị thành phố gắn với các khu nhà ở và các trung tâm thương mại dịch vụ mới; phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật cao; khuyến khích phát triển công trình cao tầng, dành quỹ đất cho cây xanh, mặt nước và không gian văn hoá cộng đồng. Đảo Vũ Yên phát triển đô thị sinh thái thấp tầng hài hoà với cảnh quan sông nước.

Đối với khu dân cư hiện hữu: cải tạo mở rộng thị trấn Núi Đèo, xây dựng mới trung tâm hành chính thành phố mới Thuỷ Nguyên. Phục hồi hệ sinh thái sông Giá, sông Bạch Đằng, sông Cấm, vùng núi phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên khai thác du lịch và kết nối với không gian xanh đô thị Bắc sông Cấm.

Dành quỹ đất trên các trục đường chính xây dựng trung tâm logistic cấp vùng, dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, dịch vụ đào tạo nghề, dịch vụ y tế trung cao cấp.

Hình thành các khu công nghiệp, tổ hợp sản xuất công nghiệp, dịch vụ logistic hai bên tuyến đường vành đai 3 kết nối với cảng Đình Vũ, Lạch Huyện.

(3). Vùng III: Trung tâm đô thị du lịch biển, cảng, dịch vụ hàng hải phía Nam Đồ Sơn.

Các định hướng về không gian

Xây dựng mở rộng không gian vảngvề phía biển và ưu tiên quỹ đất phát triển cảng, công nghiệp, dịch vụ logistic, thương mại tự do, dịch vụ du lịch. Hình thành khu đô thị mới có hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ cho toàn bộ dân cư, và một phần lao động trong khu công nghiệp, cảng.

Phát triển công nghiệp, dịch vụ logistic, thương mại tự do, ưu tiên quỹ đất để hình thành Tổ hợp nhà máy điện khí LNG và hệ thống cảng, kho cảng (gồm cảng LNG, cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng và cảng hàng lỏng…).

(4). Vùng IV: Khu vực đô thị mới tập trung ven khu vực trung tâm, gắn với hành lang xanh hai bên sông Lạch Tray và phía Bắc sông Văn Úc; khu vực đô thị mở rộng phía Nam và Đông Nam.

Các định hướng về không gian

Trung tâm mới cấp thành phố, trọng tâm là khu thương mại tài chính tại quận Hải An và Dương Kinh: hình thành trung tâm động lực mới đa chức năng gồm các dịch vụ hàng hải, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nhà ở…

Nhà ga đường sắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng phát triển theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng); phát triển nhà ở chuyên gia, tổ hợp đào tạo và nghiên cứu công nghệ cao gắn với Khu công nghiệp Nam Đình Vũ; khuyến khích xây dựng thành tổ hợp công trình cao tầng hướng ra biển Hải Phòng.

Đối với khu vực đô thị quận Hải An: Trong giai đoạn trước mắt khi chưa có điều kiện xây dựng đường hầm qua sân bay Cát Bi; khuyến khích phát triển dự án theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ tổng hợp – logistic – công nghiệp; dành quỹ đất xung quanh đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và nút giao giữa đường chính đô thị với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng phát triển dịch vụ, logistic, công nghiệp gắn với cảng Đình Vũ, Lạch Huyện;

Đối với khu vực đô thị quận Dương Kinh: hình thành đô thị đa chức năng mới hiện đại kết nối với trung tâm lõi đô thị bằng hành lang giao thông tốc độ nhanh (đường Phạm Văn Đồng, đường Lạch Tray).

Phát triển thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế … giảm tải cho khu vực đô thị nội đô lịch sử tạo dựng không gian văn hoá, nghệ thuật, giải trí cộng đồng quy mô lớn hướng ra biển Hải Phòng; khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ tổng hợp – đào tạo – nghiên cứu khoa học; khuyến kích phát triển nhà ở cao tầng và chuyển đổi khu dân cư hiện hữu từ nhà ở đơn lẻ thấp tầng sang cao tầng.

Đối với khu vực đô thị quận Đồ Sơn: thúc đẩy và tái phát triển quận Đồ Sơn thành trung tâm mới về du lịch, giải trí, thể thao mang tầm vóc quốc tế; cải thiện kiến trúc cảnh quan môi trường đoạn từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc; cải thiện hạ tầng trung tâm quận hiện hữu; khuyến kích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ – văn hoá – TDTT – vui chơi giải trí.

Đối với khu vực đô thị quận Kiến An: Hiện đại hoá khu dân cư hiện hữu, nâng cấp hạ tầng đô thị, bổ sung nhà ở và chức năng đô thị giảm tải cho khu vực đô thị nội đô lịch sử. Hình thành công viên sinh thái giải trí cấp vùng gắn hành hành lang bảo vệ sông Đa Độ.

Đối với khu vực đô thị huyện Kiến Thuỵ: Từng bước xây dựng huyện Kiến Thuỵ cơ bản đạt các tiêu chí thành lập quận vào năm 2030; hình thành dải đô thị mới, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội dọc sông Văn Úc gắn với hành lang công nghiệp; cải thiện hạ tầng thị trấn Núi Đối; tăng cường các dịch vụ an sinh xã hội phục vụ cư dân làng xóm cũ và khu nhà ở mới; khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp nhà ở – dịch vụ – công nghiệp – đào tạo nghề.

(5). Vùng V: Vùng chuỗi đô thị vành đai phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ công nghiệp gắn với hạ tầng giao thông đối ngoại, kết hợp với khu vực nông thôn mật độ thấp, làng xóm sinh thái và là không gian dự trữ cho phát triển cùa thành phố trong tương lai.

Các định hướng về không gian

Cải thiện môi trường cảnh quan khu dân cư đan xen trong khu công nghiệp:, bố trí đủ cây xanh cách ly giữa khu dân cư và Khu công nghiệp; trên các tuyến Quốc lộ10, Quốc lộ 5 đảm bảo đủ hành lang an toàn đường bộ và quỹ đất phát triển trung tâm dịch vụ logistic, trung tâm hỗ trợ công nghiệp.

Mở rộng không gian thị trấn An Dương về phía Nam, khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp nhà ở – dịch vụ – y tế – nghiên cứu khoa học. Phát triển thương mại dịch vụ đa chức năng trên tuyến đường WB. Phát triển đô thị đảm bảo duy trì đa dạng sinh thái Sông Rế.

(6). Vùng VI: Vùng đô thị sinh thái phía Bắc thành phố Thủy Nguyên.

Các định hướng về không gian

Xây dựng đô thị sinh thái xanh hiện đại và thân thiện, từng bước phủ xanh thành phố bằng cây xanh và mặt nước với sự tham gia của cộng đồng cư dân toàn thành phố để bảo vệ hệ sinh thái đặc sắc vùng cửa biển, làm cơ sở phát triển hạ tầng xanh đô thị.

Tạo môi trường xanh – sạch đáp ứng nhu cầu giải trí, lối sống thịnh vượng của dân cư trong tương lai, để Hải Phòng thực sự là điểm đến hấp dẫn doanh nghiệp, nhân tài và du khách.

Không gian xanh thành phố Hải Phòng được tạo lập dựa trên các yếu tố đặc điểm cảnh quan tự nhiên, cấu trúc đô thị, mối quan hệ giữa các khu chức năng đô thị, nhu cầu tăng cường chất lượng sống trong đô thị, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.

(7). Vùng VII: Vùng đô thị sinh thái gắn với công nghiệp, dịch vụ logistic phía Nam sông Văn Úc có động lực là đô thị sân bay Tiên Lãng.

Các định hướng về không gian

Xây dựng đô thị mới đô thị Hùng Thắng phù hợp với tiến trình xây dựng sân bay mới Tiên Lãng. Phát triển hệ thống cảng sông Văn Úc, công nghiệp và logistics. Mở rộng không gian đa dạng sinh thái cửa sông Văn Úc về phía vùng biển nông, tạo quỹ đất mới xây dựng đô thị sân bay. Vùng cửa sông Văn Úc phát triển cảng Nam Đồ Sơn.

(8). Vùng VIII: Vùng đô thị sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch dịch vụ huyện Cát Hải.

Các định hướng về không gian

Đối với đảo Cát Hải: mở rộng không gian đảo về phía biển và ưu tiên quỹ đất phát triển cảng quốc tế Lạch Huyện, công nghiệp, dịch vụ logistic, thương mại tự do, dịch vụ du lịch. Hình thành khu đô thị mới có hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ cho toàn bộ dân cư trên đảo, và một phần lao động trong khu công nghiệp, cảng Lạch Huyện.

Đối với đảo đảo Cái Tráp: phát triển công nghiệp, dịch vụ logistic, thương mại tự do, ưu tiên quỹ đất để hình thành Tổ hợp nhà máy điện khí LNG và hệ thống cảng, kho cảng (gồm cảng LNG, cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng và cảng hàng lỏng…).

Đối với đảo Cát Bà – Long Châu (E2): Vùng lõi chỉnh trang khu dân cư cũ và các cụm nhà nổi trên vịnh Lan Hạ phục vụ du lịch sinh thái; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xây dựng trong vùng lõi để không ảnh hưởng đến di sản thiên nhiên.

Vùng đệm thuộc khu vực phía Tây đảo Cát Bà và Gia Luận, phát triển đô thị – dịch vụ – du lịch chất lượng cao, gắn với mục đích bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh. Mở rộng không gian thị trấn Cát Bà phục vụ nhu cầu du lịch và quản lý vườn quốc gia.

Các khu vực đất nông nghiệp và rừng sản xuất hoang hoá, khuyến khích chuyển đổi sang mô hình công viên chuyên đề kết hợp du lịch cộng đồng.

Phát triển đô thị du lịch Cát Bà, đô thị du lịch mới Phù Long, trung tâm du lịch quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh thái biển đảo. Phát triển đô thị, công nghiệp, cảng đảm bảo duy trì đa dạng sinh thái tại cửa nam Triệu, đảo Cái Tráp, cửa Gia Luận.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch Thành phố Hải Phòng

Đối với cư dân tại Thành phố Hải Phòng các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch TP Hải Phòng có những cách nào? 

Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch TP Hải Phòng hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.

Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường
Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.

Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ. 

Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,…  Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất. 

Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.

Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến

Tra cứu thông tin quy hoạch TP Hải Phòng, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.

Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến

Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch TP Hải Phòng nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.


Quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025
Quy hoạch thành phố Hải Phòng mới nhất
App quy hoạch Hải Phòng
Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 -- 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch Hải Phòng đến năm 2035
Download bản đồ quy hoạch Hải Phòng
Tra cứu thông tin quy hoạch Hải Phòng
Bản đồ quy hoạch TP Hải Phòng

Saigon Uniform