TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2030

Tải File Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Tỉnh An Giang Đến Năm 2030 PDF CAD (68M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn tỉnh An Giang chi tiết nhất.

https://mega.nz/file/AYdSAQTA#-YZ0dyj_O9jmlDhfAdzYZCDzQyJ2zznJEefQPv3WJfI

Phạm vi quy hoạch tỉnh An Giang

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km. Tổng diện tích của tỉnh là 3.536,83 km².

Tỉnh An Giang có vị trí địa lý như sau: Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km; phía bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km.

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 156 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 19 thị trấn và 116 xã được chia thành 888 khóm - ấp. Hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn được Chính phủ công nhận là huyện miền núi.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2030

Thông tin quy hoạch tỉnh An Giang mới nhất 

Về quy hoạch, ngày 27/6/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg về phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng An Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong Vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các chương trình, đề án, dự án mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm.

Xây dựng và phát triển mạng lưới đô thị đến năm 2020 bao gồm: Thành phố Long Xuyên; thị xã Châu Đốc; thị xã Tân Châu; 16 thị trấn bao gồm: Phú Mỹ, Chợ Mới, Mỹ Luông, Núi Sập, Ba Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, An Phú, An Châu, Cái Dầu, Tịnh Biên, Long Bình, Vĩnh Xương, Cồn Tiên, Bình Hoà, Vĩnh Bình; hình thành 8 thị trấn từ các đô thị đang hình thành: Kênh Đào (Châu Phú), Cô Tô (Tri Tôn), Cồn Tiên (An Phú), Hòa Lạc (Phú Tân), Bình Hòa, Cần Đăng, Vĩnh Bình, (trên trục ĐT 941 Châu Thành) và An Hảo (Khu du lịch Núi Cấm - Tịnh Biên).

Phát triển nông thôn, miền núi và biên giới: Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển thị trường nông thôn và các thị trưòng có tiềm năng lợi thế; xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bố trí quy hoạch phát triển các tiểu vùng nông nghiệp trong tỉnh.

Tiểu vùng 1: Gồm 4 huyện cù lao, thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn;

Tiểu vùng 2: Gồm thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn, huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên;

Tiểu vùng 3: Phần còn lại của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, gồm phần lớn đất đồng bằng và ruộng chân núi.

Đầu tư các nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, xay xát và chế biến lương thực đặt tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên. Đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, đồ hộp tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên.

 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang - Ảnh 1.

Tỉnh An Giang thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.

 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang - Ảnh 2.

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang được thể hiện một phần trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh An Giang.

 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang - Ảnh 3.

Kí hiệu trên bản đồ.

Định hướng đô thị An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

– Định hướng phát triển các đô thị theo tiêu chí đô thị tăng trưởng xanh, hiện đại, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Đô thị trung tâm vùng tỉnh: Xây dựng thành phố Long Xuyên là đô thị loại I, trung tâm vùng tỉnh An Giang và là 1 trong 6 đô thị cấp vùng của vùng ĐBSCL. Có vai trò là một trong những trung tâm thương mại dịch vụ của vùng giữa đồng bằng ở phía Nam sông Hậu, trung tâm chuyển giao công nghệ về nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là lúa gạo và thủy sản nước ngọt.

Hướng tới tầm nhìn là Đô thị nước thông minh – Smart Water City. Là thành phố đầu tàu tạo động lực hỗ trợ các huyện vùng Tứ Giác Long Xuyên phát triển.

Đô thị trung tâm các tiểu vùng:
 

– Thành phố Châu Đốc là đô thị du lịch cảnh quan, văn hóa tâm linh khu vực Bảy Núi, có vai trò trung tâm tiểu vùng phía Tây của tỉnh, tạo động lực hỗ trợ các huyện vùng Bảy Núi phát triển.

– Thành phố Tân Châu là đô thị cửa khẩu quốc tế, cửa ngõ đường thủy của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh, tạo động lực hỗ trợ 4 huyện cù lao phát triển.

– Thị xã Tịnh Biên là đô thị cửa khẩu quốc tế, là trung tâm du lịch tầm quốc gia.

– Thị trấn Chợ Mới là trung tâm đầu mối, cung cấp dịch vụ phục vụ nông nghiệp – thủy sản của tỉnh, có vai trò trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh kết nối với tỉnh Đồng Tháp.

Hệ thống đô thị đến năm 2030

Nâng cấp các đô thị hiện hữu và hình thành các đô thị mới phù hợp với Chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt.

Đến năm 2025: Toàn tỉnh có 24 đô thị bao gồm:

  • 01 đô thị loại I: Thành phố Long Xuyên.
  • 01 đô thị loại II: Thành phố Châu Đốc.
  • 01 đô thị loại III: Thành phố Tân Châu

09 đô thị loại IV:

+ Thị xã Tịnh Biên: Tập trung nguồn lực đầu tư để toàn huyện Tịnh Biên phát triển thành thị xã, là một cực tăng trưởng kinh tế khu vực phía Bắc của tỉnh An Giang.

+ Thị trấn Phú Mỹ (H. Phú Tân), Chợ Mới (H. Chợ Mới), Núi Sập (H. Thoại Sơn) hiện hữu và nâng cấp thị trấn Cái Dầu (H.Châu Phú), Tri Tôn (H. Tri Tôn), An Châu (H. Châu Thành), An Phú (H. An Phú), Phú Hòa (H. Thoại Sơn).

12 đô thị loại V:

+ Đô thị hiện hữu: Long Bình (H. An Phú), Chợ Vàm (H. Phú Tân), Vĩnh Thạnh Trung (H. Châu Phú), Ba Chúc, Cô Tô (H. Tri Tôn), Vĩnh Bình (H. Châu Thành), Mỹ Luông, Hội An (H. Chợ Mới), Óc Eo (H. Thoại Sơn).

+ Hình thành đô thị mới: Đô thị Đa Phước (H. An Phú), Cần Đăng (H. Châu Thành), Hòa Lạc (H. Phú Tân).

Đến năm 2030: Toàn tỉnh có 27 đô thị bao gồm:

  • 01 đô thị loại I: Thành phố Long Xuyên.
  • 01 đô thị loại II: Thành phố Châu Đốc
  • 01 đô thị loại III: Thành phố Tân Châu

13 đô thị loại IV: Thị xã Tịnh Biên, đô thị An Phú (H. An Phú), Phú Mỹ (H. Phú Tân), Cái Dầu (H.Châu Phú), Tri Tôn (H. Tri Tôn), An Châu (H. Châu Thành), Chợ Mới (H. Chợ Mới), Núi Sập, Phú Hòa, Óc Eo (H. Thoại Sơn) hiện hữu và nâng cấp thị trấn Long Bình (H. An Phú), Chợ Vàm (H. Phú Tân), Ba Chúc (H. Tri Tôn).

11 đô thị loại V:
 

+ Đô thị hiện hữu: Đa Phước (H. An Phú), Vĩnh Thạnh Trung (H. Châu Phú), Cô Tô (H. Tri Tôn), Vĩnh Bình, Cần Đăng (H. Châu Thành), Mỹ Luông, Hội An (H. Chợ Mới), Hòa Lạc (H. Phú Tân).

+ Hình thành đô thị mới: Mỹ Đức, Thạnh Mỹ Tây, Lương An Trà (H. Tri Tôn).

Hệ thống đô thị giai đoạn 2031-2050

Đến năm 2050: Toàn tỉnh có 20 đô thị bao gồm:

  • 01 đô thị loại I: Thành phố Long Xuyên.
  • 02 đô thị loại II: Thành phố Châu Đốc và đến năm 2050 thành phố Tân Châu phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II.
  • 01 đô thị loại III: Thành phố Tịnh Biên phấn đấu đến năm 2050 trở thành thành phố.

11 đô thị loại IV:

  • 03 thị xã nâng cấp từ 03 huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn
  • 07 đô thị hiện hữu: An Phú, Long Bình (H. An Phú), Phú Mỹ, Chợ Vàm (H. Phú Tân), Tri Tôn, Ba Chúc (H. Tri Tôn), Chợ Mới (H. Chợ Mới).
  • Nâng cấp đô thị Mỹ Luông (H. Chợ Mới).

05 đô thị loại V hiện hữu: Đa Phước (H. An Phú), Hòa Lạc (H. Phú Tân), Cô Tô, Lương An Trà (H. Tri Tôn), Hội An (H. Chợ Mới).

Định hướng các đô thị tỉnh An Giang

Thành phố Long Xuyên (đô thị trung tâm vùng)

Tính chất:

– Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh An Giang.

– Là đô thị nước thông minh gắn với từng bước xây dựng và phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản lý, giải quyết các vấn đề và thách thức; nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị; cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên theo quy hoạch.

– Là đầu mối giao thương quan trọng của vùng ĐBSCL và quốc tế.

– Có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh.
 

Tầm nhìn phát triển:

– Là “Đô thị nước thông minh – Smart Water City” trên cơ sở nghiên cứu nhận dạng vị thế phát triển và bối cảnh KT-XH của vùng tỉnh An Giang, vùng ĐBSCL, vùng TP. HCM và cả nước.

– Phát triển thành phố Long Xuyên là Đô thị nước thông minh với mục tiêu phát triển: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, đồng thời hỗ trợ phát triển vùng và địa phương và có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế – xã hội khu vực và quốc tế.

– Giữ gìn bản sắc của đô thị sông nước và quản lý nước thông minh, bền vững. Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển đô thị và cảnh quan dòng sông, kênh, rạch, bản sắc văn hóa, lối sống đặc trưng gắn liền với sông nước. Quản lý nước mưa, nước lũ bền vững, thích nghi với BĐKH. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và IoT trong việc quản lý nước.

Ý tưởng và cấu trúc phát triển không gian:

– Phát triển theo cụm liên kết ngành. Các yếu tố mặt nước, địa hình, cù lao, bãi bồi giữa dòng sông phải được khai thác tối đa để tạo bản sắc riêng biệt. Nhấn mạnh yếu tố lịch sử, quá trình hình thành, phát triển dân cư và du lịch, sản xuất của cù lao Ông Hổ, cồn Phó Ba với thành phố Long Xuyên.

– Trong đó phát triển khu đô thị thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí và du lịch Mỹ Hòa Hưng với ý tưởng “Thành phố mới trên Sông, thành phố Di sản và Sinh thái”.

Là khu di tích văn hóa lịch sử cách mạng (khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng), khu đô thị sinh thái miệt vườn, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gắn với cảnh quan sông Hậu, vườn cây ăn trái, bản sắc văn hóa địa phương, là một điểm du lịch trong chuỗi du lịch sông Mê Kông, tạo điểm nhấn mới cho thành phố Long Xuyên.

Phát triển nông nghiệp bền vững, đặc trưng, nuôi trồng thủy sản và du lịch trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

– Phát triển thành phố theo cấu trúc “Đa Trung tâm mở” với 2 trục động lực và 04 trung tâm phát triển chính.

Hai trục động lực phát triển:

– Trục kinh tế dọc: Theo hướng Bắc Nam với sự kết hợp liên hoàn của hệ thống giao thông QL91, tuyến đường tránh QL 91, tuyến vành đai trong, vành đai ngoài đô thị và tuyến sông Hậu).

– Trục kinh tế ngang: Theo hướng Đông Tây với trục chủ đạo là sông Long Xuyên và trục gắn kết từ khu vực Trung tâm lịch sử hiện hữu sang phía Tây với Khu đô thị y tế, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ mới.

– Bốn trung tâm phát triển:

  • Trung tâm lịch sử hiện hữu;
  • Đô thị công nghiệp/logistics “Xanh” phía Nam;
  • Đô thị y tế, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phía Tây gắn với đầu mối trung chuyển đa phương thức;
  • Đô thị du lịch sinh thái và trải nghiệm nông nghiệp (Mỹ Hòa Hưng) gắn với đặc điểm của đô thị nước ứng phó BĐKH.

– Đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ: tài chính, khoa học – kỹ thuật, vận tải,… Phát triển 01 trung tâm logistics cấp Vùng tại TP. Long Xuyên, cảng cạn (ICD), khu bến Mỹ Thới.

+ Công nghiệp: các ngành thế mạnh như công nghiệp chế biến, cơ khí, may mặc, tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao để chế biến các sản phẩm chủ lực. Phát triển khu công nghiệp Vàm Cống, cụm công nghiệp Bình Đức.

+ Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, gắn với du lịch sinh thái. Kinh tế nông nghiệp thích ứng với thị trường và BĐKH, gắn với chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ. Thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển kinh tế hợp tác gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực.

– Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội, hoàn thiện nâng chất tiêu chí của đô thị loại I, xây dựng đô thị thông minh, thích ứng với biến đổ khí hậu:

+ Phủ kín quy hoạch phân khu, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai các dự án, các khu đô thị mới để mở rộng không gian đô thị và kết nối hạ tầng giao thông. Đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, trung tạo bước đột phá phát triển kinh tế – xã hội, hình ảnh đô thị hiện đại cho thành phố như:

  • Khu đô thị mới Bình Khánh,
  • Khu đô thị thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí và du lịch Mỹ Hòa Hưng,
  • Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tọa lạc tại phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên,
  • Khu đô thị mới Vàm Cống,
  • Khu công nghiệp Vàm Cống,….

+ Xây dựng tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên (dự kiến tháng 10/2021), mở rộng, nâng cấp đường Nguyễn Hoàng, đường Nguyễn Văn Linh nối dài.

Xây dựng khu tái định cư các hộ dân thuộc Khu Hành chính thành phố, khu tái định cư Tây Đại học An Giang (mở rộng).

+ Thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị thông minh TP. Long Xuyên, Đề án An Giang điện tử giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030.

+ Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý, kinh tế, quy hoạch đô thị, dịch vụ,…

Thành phố Châu Đốc

Tính chất:

– Là trung tâm kinh tế, đô thị du lịch, thương mại dịch vụ vùng biên giới Tây Nam và là đô thị thứ 2 của tỉnh.

– Là đầu mối giao thông thuỷ, bộ của khu vực; điểm trung chuyển hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.

– Là đô thị có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc.
Ý tưởng và Tầm nhìn:

– Chiến lược phát triển đô thị có kiểm soát nhằm tối ưu hóa Tiềm năng, động lực phát triển và Tầm nhìn xây dựng thành phố Châu Đốc trở thành “Thánh đô du lịch”, du lịch tâm linh làm chủ đạo, một thành phố xanh – sạch – đẹp, thân thiện, môi trường bền vững, chất lượng cuộc sống cao.

– Nền kinh tế mạnh mẽ và thịnh vượng với các hoạt động kinh tế đa dạng, tập trung phát triển dịch vụ – du lịch, kết hợp với tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp theo hướng phục vụ du lịch.

– Là đô thị Động lực trung tâm Kiến tạo Vùng phát triển. Cấu trúc đô thị: Phát triển thành phố theo cấu trúc “Đa Trung tâm liên kết chuỗi đặc thù” dựa trên cấu trúc đô thị hiện hữu Tọa Sơn – Hướng Thủy với núi Sam là hình ảnh biểu tượng, trung tâm du lịch tâm linh và 02 hành lang thủy – bộ, các trung tâm phát triển hỗn hợp, đặc thù và vùng xanh nông nghiệp:

– 02 hành lang giao thông chính: Kênh Vĩnh Tế phát triển du lịch sông nước, hành lang nghệ thuật; Quốc lộ 91 là trục giao thông huyết mạch, hành lang kinh tế của thành phố.

– 02 trục đô thị trung tâm: trục ven sông Hậu – sông Châu Đốc và trục Tân lộ Kiều Lương.

– 03 trung tâm chính: Trung tâm hành chính, thương mại hiện hữu, Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật – TDTT và Trung tâm du lịch văn hóa – tâm linh Núi Sam, kết nối với nhau thông qua trục cảnh quan chính Tân Lộ Kiều Lương của đô thị.

– Các trung tâm phụ: khu kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp CN cao, TTCN sạch tập trung ở phường Vĩnh Ngươn, xã Vĩnh Châu, Vĩnh Tế, khu vực phát triển hỗn hợp ở phường Vĩnh Mỹ.

– Khu vực ngoại thị (xã Vĩnh Tế, Vĩnh Châu): vùng phát triển nông nghiệp, là vùng đệm cảnh quan và cân bằng sinh thái cho toàn thành phố kết hợp dịch vụ du lịch và tiểu thủ công nghiệp.

Định hướng phát triển không gian:

– Tạo lập “Hình ảnh đặc trưng” cho TP. Châu Đốc, làm nổi bật các giá trị – đặc trưng – thế mạnh về lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế của thành phố.

– Mở rộng không gian đô thị chủ yếu về phía Tây và phía Đông của trục Tân lộ Kiều Lương. Bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các khu vực cửa sông, bảo vệ môi trường các dòng sông và hệ thống kênh chính.

– Khai thác lợi thế về địa hình cảnh quan tự nhiên của khu vực, hướng mở của đô thị ra sông và các vùng cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan đồi núi; hướng nối kết với thành phố Long Xuyên và hướng dẫn vào các khu trung tâm đô thị của các không gian xanh.

– Bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan nông thôn điển hình khu vực.

– Tận dụng tối đa cảnh quan vùng núi, ven sông hồ, tạo thành các vùng cây xanh phục vụ du lịch. Gắn kết hệ thống cây xanh mặt nước, đồi núi thành bộ khung thiên nhiên bảo vệ môi trường vững chắc.

– Phát triển đô thị bền vững hơn, giảm thiểu lượng khí thải carbon và chất thải. Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, bộ hành và xe đạp. Các chương trình, dự án trọng điểm để phát triển thành phố Châu Đốc:

– Giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, thực hiện các nội dung đột phá: Tập trung đầu tư hạ tầng gắn với chỉnh trang đô thị, từng bước xây dựng TP. Châu Đốc trở thành đô thị du lịch thông minh, hiện đại; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong điều hành, quản lý; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

– Các ngành kinh tế:

+ Du lịch: phát triển thế mạnh du lịch tâm linh, sinh thái sông nước, nghỉ dưỡng. Hình thành các khu phố ẩm thực, đi bộ, hoạt động lễ hội. Đề xuất UNESCO công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

+ Thương mại dịch vụ: kêu gọi đầu tư Trung tâm thương mại phường Vĩnh Mỹ, các siêu thị, chợ hạng I, II, chợ đầu mối nông sản an toàn phường Vĩnh Mỹ. Xây dựng Chợ Trung tâm Châu Đốc, chợ Châu Thạnh. Phát triển cửa khẩu phụ Vĩnh Ngươn, xây dựng chợ biên giới Vĩnh Ngươn để giao thương hàng hóa với Campuchia.

+ Công nghiệp: Kêu gọi đầu tư cụm CN Vĩnh Tế quy mô 70 ha với ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản, thủ công mỹ nghệ,…., có giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái của đô thị du lịch.

+ Nông nghiệp: tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành vùng trồng cây ăn trái, rau màu ứng dụng CNC, vùng nuôi trồng thủy sản an toàn. Kết hợp mô hình du lịch nông nghiệp, trải nghiệm.

– Chỉnh trang đô thị, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội, xây dựng đô thị thông minh, thích ứng với BĐKH, đầu tư các dự án du lịch, công nghiệp:

+ Phát triển các trục không gian chủ đạo: Châu Đốc – Núi Sam, kênh Vĩnh Tế – Công viên trung tâm đô thị. Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển đô thị TP. Châu Đốc đến năm 2035, mục tiêu đến năm 2025 TP. Châu Đốc cơ bản đạt chuẩn đô thị loại I.

+ Thực hiện Chương trình phát triển nhà ở TP. Châu Đốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đề án chống ngập úng thích ứng BĐKH, kết hợp vệ sinh môi trường giai đoạn 2021-2035: đầu tư công trình kè chống sạt lở bảo vệ TP. Châu Đốc, khu tái định cư để di dời các hộ dân trong vùng sạt lở.

+ Lập QHPK Khu du lịch Bắc Miếu Bà, Đường nối khu dân cư chợ Vĩnh Đông đến đường tránh quốc lộ 91 phường Núi Sam để kêu gọi đầu tư các khu vui chơi giải trí.

+ Hoàn thành các công trình trọng điểm: Đường vòng công viên văn hóa Núi Sam (kết hợp bãi đậu xe), Đường dẫn cầu Cồn Tiên đến Công viên văn hóa Núi Sam, Đường đê kênh Hòa Bình,… Xây dựng nhà máy xử lý CTR.

+ Đầu tư xây dựng Bến tàu du lịch Châu Đốc, Cổng chào khu du lịch quốc gia Núi Sam, Trung tâm hội nghị TP. Châu Đốc,… Triển khai các dự án: Khu giải trí phức hợp Núi Sam, khu du lịch sinh thái Vĩnh Mỹ, khu vui chơi giải trí Hải Đến,…. 

Thành phố Tân Châu

Tập trung đầu tư hoàn thiện và nâng chất tiêu chí đô thị loại III, tạo nền tảng phấn đấu đưa Thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025, để xứng tầm là vùng động lực kinh tế của tỉnh, một điểm sáng trong phát triển kinh tế biên giới ở miền cực Nam của Tổ quốc.

– Đề xuất đến năm 2050 TP. Tân Châu đạt tiêu chí đô thị loại II.

Tính chất: Là trung tâm kinh tế tổng hợp đa ngành, thuộc khu kinh tế cửa khẩu An Giang. Là đầu mối giao thông thủy, bộ của khu vực, điểm trung chuyển hàng hóa giao thương qua biên giới Campuchia và các nước ASEAN. Là đô thị có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng biên giới Tây Nam.

Tầm nhìn:

– Thành phố Tân Châu sẽ trở thành một đô thị phát triển năng động, là biểu tượng cửa ngõ đường thủy của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

– Tạo nên một không gian đô thị mang tính chất đặc trưng đô thị sông nước thích ứng biến đổi khí hậu và vùng đầu nguồn sông Mêkông.

Cấu trúc không gian đô thị:

– Cấu trúc không gian TP. Tân Châu được đặt trong mối liên hệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Vùng kinh tế biên giới và các trung tâm lớn có liên quan như: Các đô thị dọc sông Tiền, sông Hậu và thủ đô Phnôm Pênh; Các đô thị theo tuyến quốc lộ N1: thành phố Hồ Chí Minh – Trục Xuyên Á; Hà Tiên – Biển Tây và Phú Quốc.

– Thành phố Tân Châu phát triển theo 2 trục chính là quốc lộ N1 và Quốc lộ 80B đến Khu đô thị dịch vụ du lịch Châu Giang và cửa khẩu Vĩnh Xương, trong đó:

+ Trung tâm TP. Tân Châu: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, cảng thủy nội địa, dịch vụ du lịch quá cảnh Campuchia, du lịch sông nước làng nghề dệt lụa.

+ Đô thị Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương.

+ Đô thị dịch vụ du lịch Châu Giang: Dịch vụ du lịch, văn hóa ẩm thực, tham quan làng nghề dệt thổ cẩm và lễ hội người Chăm kết hợp du lịch trên sông Tiền, sông Hậu.

– Chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

Định hướng phát triển không gian:

(-) Cấu trúc lưu thông:

  • Trục ngang: Theo quốc lộ N1, đường ĐT.953 từ TP. Châu Đốc đến trung tâm đô thị hiện hữu và Khu đô thị Châu Giang – Châu Phong.
  • Trục dọc: Theo quốc lộ 80B (nâng cấp từ đường ĐT.952) từ trung tâm thị xã hiện hữu đến khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương.

(-) Khu vực đô thị:

  • Khu trung tâm đô thị hiện hữu dọc sông Tiền.
  • Khu Đô thị cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương.
  • Khu Đô thị dịch vụ du lịch và làng nghề dân tộc Chăm: gồm Châu Giang, Châu Phong.

Khu vực bảo tồn, bảo vệ:

– Khu vực bảo tồn, bảo vệ: Các di tích chùa Giồng Thành (Long Sơn), Thánh đường Muhamad (Châu Giang), chùa Bửu Sơn Kỳ Hương;

– Khu di tích lịch sử cách mạng giồng Trà Dên, chùa Núi Nổi. Bổ sung thêm Đình Vĩnh Phong (xã Lê Chánh), Đình Long Phú (phường Long Hưng), Đình Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hòa), Đình Tân An, Đình Châu Phong, Miếu Hội.

– Hành lang bảo vệ dọc bờ sông Tiền, sông Hậu, các kênh chính; cần kiểm soát lũ, không lấp kênh hoặc đê bao chống lũ.

Các chương trình, dự án trọng điểm để phát triển thị xã Tân Châu trở thành thành phố:

– Trong giai đoạn 2021-2025, thực hiện 3 khâu đột phá:

  • Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội, hoàn thiện nâng chất tiêu chí của đô thị loại III, hướng tới tiêu chuẩn của thành phố, xây dựng thêm 5 xã nông thôn mới để đến năm 2025 hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới.
  • Phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính.
  • Phát huy tiềm năng lợi thế của kinh tế biên giới và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

– Đầu tư các công trình giao thông nhằm nâng tiêu chuẩn mật độ đường giao thông, chỉ tiêu đất dân dụng và diện tích sàn nhà ở đô thị. Xây dựng cầu Châu Đốc, kè Châu Phong; tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp (thuộc Quốc lộ N1 đoạn Tân Châu – Châu Đốc).

Nâng cấp Quốc lộ 80B (đi qua ĐT.942, 954, 952) kết nối Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với Campuchia; nâng cấp mở rộng đường ĐT.953, nâng cấp cửa khẩu đường bộ Vĩnh Xương lên cửa khẩu Quốc tế.

– Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thị xã Tân Châu đến năm 2030 (mở rộng nội thị và hình thành các phường mới; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí thành lập phường; hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III cho phạm vi nội thị mở rộng) theo quy hoạch trước năm 2022.

– Lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã đến năm 2040, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thị xã Tân Châu đến năm 2040.

– Lập các đồ án Quy hoạch phân khu cho các khu vực đô thị hóa cao có khả năng trở thành phường (05 xã: Tân An, Long An, Phú Vĩnh, Vĩnh Xương, Châu Phong).

– Lập Đề án đề nghị công nhận thị xã Tân Châu là đô thị loại III (phạm vi nội thị mở rộng để lên thành phố), lập Đề án đề nghị thành lập thành phố Tân Châu và các phường trực thuộc thành phố (khi đủ điều kiện).

Thị xã Tịnh Biên

Tính chất:

  • Là đô thị cửa khẩu giao thương quốc tế, có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng.
  • Là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, thương mại, du lịch, công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển vùng phía Tây tỉnh An Giang.
  • Là trung tâm du lịch tầm quốc gia. Một đô thị xanh, phát triển bền vững.

Cấu trúc không gian đô thị:

– Cấu trúc đô thị bao gồm 03 hành lang và 01 vành đai, gắn kết với 03 cực trọng điểm phát triển đô thị là Tịnh Biên, Nhà Bàng, Chi Lăng.

– Hành lang đô thị kết nối cửa khẩu (dọc quốc lộ 91): là hành lang kết nối Nhơn Hưng – Nhà Bàng – An Phú – cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, là hành lang phát triển đô thị chủ lực của TX. Tịnh Biên, liên kết với TP. Châu Đốc, TP. Long Xuyên, TP. Cần Thơ, các đô thị khác trong vùng ĐBSCL và vùng biên giới Campuchia.

– Hành lang đô thị sinh thái du lịch (dọc ĐT.948): là hành lang phát triển đô thị mật độ thấp, sinh thái, một số chức năng du lịch, nghề thủ công truyền thống, phát triển vườn nông nghiệp đô thị, kết nối Tịnh Biên và Tri Tôn.

– Hành lang biên giới: từ đường biên giới đến kênh Vĩnh Tế, phát triển kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp sinh thái.

– Vành đai nông nghiệp – du lịch: là vùng nông thôn, phát triển du lịch (khu du lịch núi Cấm, rừng tràm Trà Sư,…), các khu dân cư nông thôn và nông nghiệp công nghệ cao.

Định hướng phát triển không gian:

– Khu vực nội thị hiện hữu (Tịnh Biên, Nhà Bàng, Chi Lăng): Tôn tạo, chỉnh trang, kết nối hài hòa với khu vực phát triển mới, mật độ xây dựng trung bình.

– Khu vực phát triển mới: Hình ảnh đô thị hiện đại, kiến trúc xanh. Mật độ xây dựng trung bình. Hai bên trục không gian chính có thể xây dựng mật độ cao.

– Khu vực đô thị hóa – đô thị vườn: Hình ảnh đô thị sinh thái, thấp tầng, mật độ thấp. Hệ thống cây xanh cảnh quan kết hợp vườn cây ăn quả.

– Khu vực núi Cấm: Bảo vệ cảnh quan, hệ sinh thái, bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử. Đối với Khu du lịch Núi Cấm, có mật độ xây dựng thấp và tôn trọng địa hình tự nhiên.

– Khu vực Rừng tràm Trà Sư: Bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, bảo vệ nghiêm ngặt, không có dân cư sinh sống, cấm xây dựng.

– Khu vực nông nghiệp không ngập lũ cần tôn tạo làng xóm truyền thống, gắn với hoạt động phục vụ du lịch, du lịch nông thôn; xây dựng mật độ thấp, khu ở sinh thái theo mô hình phum,
sóc của dân tộc Khmer. Khu vực nông nghiệp ngập lũ hàng năm: cần duy trì vùng nông nghiệp hiện hữu, không xây nhà trên kênh rạch.

– Bảo vệ môi trường: đối với vùng phát triển đô thị, du lịch cần kiểm soát vấn đề nước thải, CTR, nguy cơ ô nhiễm môi trường, cần phát triển hạ tầng xanh cho đô thị, tăng diện tích
mảng xanh, không gian mở.

Đối với vùng phát triển nông nghiệp cần kiểm soát, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế phát triển. Đối với vùng Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, cần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và chống cháy rừng.

Các chương trình, dự án trọng điểm để phát triển đô thị Tịnh Biên:

– Giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, thực hiện các nội dung đột phá: Tập trung đầu tư hạ tầng giao thông và đô thị; Thương mại dịch vụ, du lịch; Chuyển đổi cây trồng gắn với phát triển du lịch; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

– Chỉnh trang đô thị, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội, đầu tư các dự án đô thị, du lịch, thủy lợi:

+ Lập QHPK các khu đô thị, khu du lịch để kêu gọi đầu tư các dự án.

+ Xây dựng hồ chứa nước Tà Lọt, hệ thống thủy lợi vùng cao Tịnh Biên, nạo vét kênh Vĩnh Tế, nâng cấp các đường ĐT.948, ĐT.955A, giao thông đô thị, bến xe mới Tịnh Biên,…

+ Đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn. Kêu gọi đầu tư khu du lịch Núi Cấm, khu du lịch rừng tràm Trà Sư, khu du lịch núi Trà Sư, kho hàng hóa, kho ngoại quan; bến nông sản hàng hóa,…

Thị xã Thoại Sơn

Định hướng lộ trình phát triển đô thị huyện Thoại Sơn:

– Giai đoạn 2021-2025: xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị các thị trấn Núi Sập, Phú Hòa, Óc Eo và tại các trung tâm xã của huyện gắn với mục tiêu xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đồng thời gắn với mục tiêu xây dựng Thoại Sơn trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

– Giai đoạn 2026-2030: xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị các thị trấn Núi Sập, Phú Hòa, Óc Eo và tại các trung tâm xã của huyện gắn với mục tiêu xây dựng Thoại Sơn trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đáp ứng tiêu chí nâng cấp đô thị loại IV đối với toàn huyện Thoại Sơn vào năm 2030.

– Giai đoạn 2031-2050: nâng chất các chỉ tiêu chất lượng đô thị Thoại Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Tính chất:

– Huyện nông thôn mới, vùng sản xuất nông nghiệp bền vững, gắn với công nghiệp chế biến đem lại hiệu quả kinh tế cao.

– Trung tâm du lịch, văn hóa, lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng… quốc gia, trung tâm thương mại dịch vụ tỉnh An Giang.

– Khu vực phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường chất lượng cao..

Cấu trúc không gian đô thị: Phát triển theo mô hình Đa trung tâm gắn với các trục hành lang kinh tế, đảm bảo khả năng liên kết, hỗ trợ, tiến tới hợp thành một tổng thể không gian có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội hoàn thiện theo tiêu chí đô thị loại IV và hướng tới chất lượng hạ tầng đô thị loại III, có môi trường bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH).

Định hướng phát triển không gian: Tổ chức bố trí không gian lãnh thổ đô thị Thoại Sơn thành các vùng phát triển như sau:

– Vùng Trung tâm (Vùng I): Khu vực phát triển đô thị, hạt nhân là thị trấn Núi Sập với 03 xã Thoại Giang, Bình Thành, Định Thành, quy mô 10.430 ha. Tính chất, chức năng: Trung tâm hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao huyện Thoại Sơn.

Trung tâm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Cơ sở dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khu vực phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái.

– Vùng Tây Nam (Vùng II): Khu vực phát triển đô thị với hạt nhân là thị trấn Óc Eo và 02 xã Vọng Thê, Vọng Đông, quy mô 6.881 ha. Tính chất, chức năng: Là khu vực phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, tham quan, dã ngoại.

– Vùng Đông Bắc (Vùng III): khu vực phát triển đô thị với hạt nhân là thị trấn Phú Hòa với xã Vĩnh Trạch, quy mô 2.813 ha. Tính chất, chức năng: là khu vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển nuôi trồng thủy sản. Vai trò trong phát triển kinh tế – xã hội: trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, chăn nuôi thủy sản.

– Vùng Tây Bắc (Vùng IV): Gồm 05 xã Tây Phú, An Bình, Mỹ Phú Đông, Vĩnh Phú, Định Mỹ, quy mô 15.650 ha. Tính chất, chức năng: Là khu vực phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

– Vùng Đông Nam (Vùng V): gồm 03 xã Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Phú Thuận, quy mô 10.207 ha. Tính chất, chức năng: là khu vực phát triển nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp chất lượng cao. Dành quỹ đất dự trữ để tạo khả năng hình thành khu logistic tại khu vực gần cao tốc Châu Đốc – Sóc Trăng – Cần Thơ.

Thị xã Châu Thành

Phạm vi: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của huyện Châu Thành.

Tính chất:

  • Năm 2040, là đô thị loại IV, trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
  • Là trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Động lực phát triển:

– Phát triển thương mại dịch vụ trên trục quốc lộ 91, đường ĐH.10, ĐH.11, hình thành trục đô thị Long Xuyên – Châu Thành – Châu Đốc.

– Giáp bờ sông Hậu thuộc hệ thống trục hành lang kinh tế đường thủy Quốc gia, đồng thời là tuyến giao thương thủy Quốc tế́ của tỉnh và vùng ĐBSCL với các nước ASEAN.

– Phát triển công nghiệp (khu công nghiệp Bình Hòa) với các ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản, khai thác sản xuất, điện nước,….

– Nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, vùng chuyên canh lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản,..

Định hướng không gian phát triển đô thị:

– Phát triển đô thị trọng tâm theo tuyến, không gian đô thị tập trung, đồng bộ, khai thác hiệu quả quỹ đất.

– Cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu; Xây dựng hệ thống trung tâm và các khu đô thị mới hiện đại. Hình thành khu đô thị mới đa chức năng.

Thị xã Châu Phú

Phạm vi: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của huyện Châu Phú.

Tính chất:

  • Năm 2030, là đô thị loại IV, trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
  • Là trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Động lực phát triển:

– Phát triển thương mại dịch vụ trên trục quốc lộ 91 gồm Mỹ Đức, Mỹ Phú, Vĩnh Thạnh Trung, Cái Dầu, Bình Long, Bình Mỹ và kết nổi phía Tây với đô thị Thạnh Mỹ Tây.

– Giáp bờ sông Hậu thuộc hệ thống trục hành lang kinh tế đường thủy Quốc gia, đồng thời là tuyến giao thương thủy Quốc tế́ của tỉnh và vùng ĐBSCL với các nước ASEAN.

– Phát triển công nghiệp (khu công nghiệp Bình Long và các khu công nghiệp dự kiến thành lập mới) với các ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản, khai thác sản xuất, điện nước,….

– Nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, vùng chuyên canh lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản,..

Định hướng không gian phát triển đô thị:

Hình thành chuỗi đô thị dọc trục QL91 gồm Mỹ Đức, Mỹ Phú, Vĩnh Thạnh Trung, Cái Dầu, Bình Long, Bình Mỹ và kết nổi phía Tây với đô thị Thạnh Mỹ Tây, đây là 07 đơn vị hành chính này trong tương lai có khả năng phát triển hạ tầng lến chất lượng đô thị loại IV, là cơ sở để hình thành thị xã Châu Phú với 07 phường và 06 xã vào giai đoạn 2028 – 2030.

Thị trấn Chợ Mới (mở rộng)

Phạm vi: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của thị trấn Chợ Mới, một phần các xã Long Điền A, Long Điền B, Kiến Thành, Kiến An, với diện tích tự nhiên 45,24 km2 (4.524,67 ha).

Tính chất:

  • Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, thương mại dịch vụ của huyện Chợ Mới.
  • Là đô thị trung tâm tiểu vùng II – trung tâm đầu mối, cung cấp dịch vụ phục vụ nông nghiệp – thủy sản của tỉnh.

Động lực phát triển:

  • Là Trung tâm hành chính, văn hóa, TDTT, y tế và giáo dục của huyện Chợ Mới.
  • Phát triển thương mại dịch vụ trên trục quốc lộ 80B, đường ĐT.946. Có sông Tiền là tuyến đường thủy quốc gia vận tải hàng hóa. Đề nghị bổ sung thêm đường tỉnh ĐT 942.
  • Phát triển thương mại dịch vụ trên trục quốc lộ 80B, đường ĐT.946. Có sông Tiền là tuyến đường thủy quốc gia vận tải hàng hóa.
  • Du lịch sông nước, du lịch sinh thái cộng đồng,…
  • Vùng chuyên canh rau màu, lúa, cây công nghiệp, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản,….

Định hướng không gian phát triển đô thị:

– Phát triển đô thị trọng tâm theo tuyến, không gian đô thị tập trung, đồng bộ, khai thác hiệu quả quỹ đất.

– Xây dựng đô thị Chợ Mới xanh, cấu trúc đô thị bền vững và có tính đặc trưng cao. Tổng thể không gian hòa nhập với hệ sinh thái môi trường, tạo dựng những giá trị cảnh quan đặc trưng sông nước; thiết lập các không gian mở, khai thác cảnh quan sông, kênh rạch, các di tích văn
hóa lịch sử, tổ chức không gian công cộng với chất lượng sống cao.

– Cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu; Xây dựng hệ thống trung tâm và các khu đô thị mới hiện đại, tạo ra các nguồn lực, hình thành các dự án trọng điểm.

– Bố trí khu TTCN tại phía Nam tuyến kênh ranh xã để từng bước di dời các cơ sở sản xuất hiện hữu để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Quỹ đất của các cơ sở TTCN sẽ được chuyển đổi phát triển thành chức năng hỗn hợp dịch vụ.

– Đô thị phát triển dọc theo các trục quốc lộ 80B, đường ĐT.946 và đường ĐT.942 dự kiến, kết nối với thị trấn Phú Mỹ, Mỹ Luông và TP. Cao Lãnh qua tuyến cao tốc Mỹ An – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi.

– Phát triển đô thị gắn với không gian cảnh quan dọc sông Tiền (nhánh cù lao Tây), rạch Ông Chưởng.

Thị trấn An Phú (mở rộng)

Tính chất:

  • Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện An Phú.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy kết nối giữa Việt Nam và Campuchia.
  • Là thị trấn khu vực biên giới phía Tây Nam của tổ quốc có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Động lực phát triển:

  • Phát triển thương mại dịch vụ du lịch.
  • Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (cụm công nghiệp An Phú), nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Định hướng không gian phát triển đô thị:

– Đô thị phát triển dọc theo các trục chính: trục dọc là quốc lộ 91C, đường ĐT. 957, đường Bạch Đằng, đường số 01 kết hợp các trục ngang là đường Nguyễn Hữu Cảnh, đường nối sông Châu Đốc đến quốc lộ 91C. Hướng phát triển đô thị kết nối với TP. Châu Đốc, TP. Tân Châu, thị trấn Long Bình và cửa khẩu Bắc Đai.

– Phát triển đô thị gắn với không gian cảnh quan dọc sông Hậu, sông Châu Đốc.

Thị trấn Phú Mỹ

Tính chất: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Phú Tân.

Động lực phát triển:

  • Phát triển thương mại dịch vụ trên trục quốc lộ 80B, đường ĐT.951, ĐT.954.
  • Phát triển các ngành chế biến nông sản thực phẩm, thủy sản, chế tạo nông cụ,…, phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Định hướng không gian phát triển đô thị:

  • Đô thị phát triển dọc theo các trục quốc lộ 80B, đường ĐT.951, ĐT.954, kết nối với thị trấn Chợ Vàm, thị trấn Chợ Mới và đô thị mới Hòa Lạc.
  • Phát triển đô thị gắn với không gian cảnh quan dọc sông Vàm Nao.

Thị trấn Cái Dầu (mở rộng)

Tính chất:

  • Là đô thị loại IV, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật của huyện Châu Phú.
  • Là trung tâm phát triển công nghiệp, trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của huyện và vùng đô thị công nghiệp động lực của tỉnh.

Động lực phát triển:

  • Phát triển thương mại dịch vụ trên trục quốc lộ 91, đường ĐT.947 và tiếp cận với quốc lộ 80C.
  • Có KCN Bình Long, Bình Long mở rộng: công nghiệp chế biến nông thủy sản, lương thực, thực phẩm,….
  • Có tuyến đường thủy quốc gia sông Hậu, cảng Bình Long là cảng tổng hợp, bến khách, bến chuyên dùng phục vụ cho công nghiệp. Cỡ tàu trọng tải đến 10.000 DWT phù hợp với tĩnh không cầu Vàm Cống. Công suất hàng dự kiến khoảng 2,5 triệu tấn/năm.

Định hướng không gian phát triển đô thị:

Phát triển đô thị Cái Dầu kết hợp hài hòa giữa các khu vực đô thị hiện hữu và các khu đô thị mới, năng động, hiện đại và có bản sắc riêng. Phát triển đô thị xanh, bền vững với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sinh thái gắn kết với dịch vụ du lịch, tạo dựng cảnh quan đặc trưng vùng sông nước. Khai thác tốt các thế mạnh sẵn có, tăng cường và phát triển hệ thống các công trình dịch vụ thương mại dịch vụ.

Đô thị phát triển dọc theo các trục chính quốc lộ 91, 80C, đường ĐT.947, kết nối với TP. Long Xuyên, thị trấn An Châu, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung và đô thị mới Bình Hòa, Mỹ Đức.

Phát triển đô thị gắn với không gian cảnh quan dọc sông Hậu, kênh 10 Châu Phú.

Có 5 vùng phát triển đô thị: Khu trung tâm đô thị Cái Dầu, khu đô thị dịch vụ ven sông Hậu – xã Bình Long; khu đô thị mới xã Bình Mỹ; khu dự trữ phát triển đô thị, công nghiệp phía Tây Nam tuyến Long Xuyên – Châu Đốc, Xã Bình Mỹ.

Thị trấn Tri Tôn (mở rộng)

Tính chất:

  • Là đô thị loại IV, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội huyện Tri Tôn.
  • Là trung tâm phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao, đầu mối giao thông, công nghiệp điện sinh khối, vật liệu xây dựng của huyện, có vai trò thúc đẩy sự phát triển vùng phía Tây tỉnh An Giang.

Động lực phát triển:

– Phát triển thương mại dịch vụ trên trục quốc lộ N2 (đoạn qua đô thị là đường Nguyễn Thị Minh Khai), đường ĐT.941, ĐT. 943, ĐT.948 và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

– Du lịch là thế mạnh của đô thị: du lịch tâm linh, mạo hiểm, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, lễ hội, cảnh quan, ẩm thực văn hóa bản địa, du lịch nông nghiệp trải nghiệm, nông nghiệp công nghệ cao, làng nghề,…

– Phát triển công nghiệp điện sinh khối ở khu vực phía Đông đô thị, làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất ngành VLXD, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí phục vụ nông nghiệp, sản xuất thức ăn gia súc gia cầm, thủ công mỹ nghệ,…

Định hướng không gian phát triển đô thị:

– Phát triển thị trấn Tri Tôn mở rộng theo hướng bền vững, hài hòa với cảnh quan sinh thái hiện hữu, phát huy lợi thế tự nhiên vùng núi và đồng bằng, kết hợp du lịch sinh thái với nông nghiệp. Hình thành các không gian mở, khai thác cảnh quan núi, kênh rạch.

– Khu vực phát triển đô thị: tập trung trên trục đường ĐT. 943, ĐT.948, quốc lộ N2, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường dọc kênh Cây Me, Tám Ngàn.

– Vùng phát triển du lịch chủ yếu tập trung ven chân núi Tà Pạ, Cô Tô: Trung tâm du lịch Suối Vàng, khu du lịch suối khoáng Soài Chek, khu du lịch làng hoa hồ Tà Pạ, khu đua bò,…

– Xây dựng cụm công nghiệp điện sinh khối quy mô 60 ha khu vực cửa ngõ phía Đông đô thị dọc theo quốc lộ N2; khu công nghiệp điện sinh khối (giai đoạn 2) khoảng 200 ha ở phía Bắc kênh Mặc Cần Dưng (xã Chi Lăng), làng nghề truyền thống phía Bắc chân núi Năm Pi, quy mô khoảng 3ha.

– Hệ thống sinh thái cảnh quan, không gian mở đô thị:

  • Cảnh quan mặt nước: kênh Mặc Cần Dưng, Cây Me, Tám Ngàn, hồ cảnh quan Soài Chek, Soài So, Tà Pạ. Tổ chức các khu đô thị gắn với cảnh quan mặt nước.
  • Cảnh quan núi: núi Tà Pạ, Cô Tô, Năm Pi, núi Dài, Xà Lôn, tạo bản sắc đặc trưng cho thị trấn Tri Tôn.
  • Cảnh quan vùng nông nghiệp, khu vực dự trữ phát triển đô thị: vùng nông nghiệp trải nghiệm trồng cây ăn trái (cây có múi, xoài,…), nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng lúa đặc sản, nông nghiệp hỗn hợp (chăn nuôi tập trung, trồng rau sạch,…) nằm bao bọc xung quanh khu vực phát triển đô thị.

Thị trấn An Châu (mở rộng)

Tính chất:

  • Là đô thị loại IV, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Châu Thành.
  • Là trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Động lực phát triển:

  • Phát triển thương mại dịch vụ trên trục quốc lộ 91, đường ĐH.10, ĐH.11, hình thành trục đô thị Long Xuyên – Châu Đốc.
  • Giáp bờ sông Hậu thuộc hệ thống trục hành lang kinh tế đường thủy Quốc gia, đồng thời là tuyến giao thương thủy Quốc tế́ của tỉnh và vùng ĐBSCL với các nước ASEAN.
  • Phát triển công nghiệp (khu công nghiệp Bình Hòa) với các ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản, khai thác sản xuất, điện nước,….
  • Nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, vùng chuyên canh lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản,..

Định hướng không gian phát triển đô thị:

– Phát triển đô thị trọng tâm theo tuyến, không gian đô thị tập trung, đồng bộ, khai thác hiệu quả quỹ đất.

– Xây dựng đô thị An Châu xanh, cấu trúc đô thị bền vững và có tính đặc trưng cao. Tổng thể không gian hòa nhập với hệ sinh thái môi trường, tạo dựng những giá trị cảnh quan đặc trưng sông nước; thiết lập các không gian mở, khai thác cảnh quan sông, kênh rạch, các di tích văn hóa lịch sử, tổ chức không gian công cộng với chất lượng sống cao.

– Cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu; Xây dựng hệ thống trung tâm và các khu đô thị mới hiện đại. Hình thành khu đô thị mới đa chức năng.

– Đô thị phát triển dọc theo các trục quốc lộ 91, đường ĐT.941 nối dài, ĐH.10, ĐH.11, kết nối với TP. Long Xuyên, thị trấn Vĩnh Bình, đô thị Cần Đăng, thị trấn Cái Dầu.

– Phát triển đô thị gắn với không gian cảnh quan dọc sông Hậu, kênh Mương Trâu, Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng,… và các hồ cảnh quan.

Thị trấn Núi Sập (mở rộng)

Đối với thị trấn Núi Sập (mở rộng):

Theo Quy hoạch vùng huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2035 đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt, toàn bộ không gian huyện Thoại Sơn được phân thành 03 vùng phát triển đô thị và 02 điểm dân cư nông thôn. 3 vùng phát triển đô thị định hướng hình thành chuỗi đô thị dọc theo đường tỉnh 943 và 960 của huyện bao gồm 03 thị trấn và 06 xã.

– Phát triển cụm đô thị Núi Sập bao gồm Thị trấn Núi Sập hiện hữu và toàn bộ địa giới hành chính của 03 xã Thoại Giang, Định Thành, Bình Thành.

– Phát triển cụm đô thị Óc Eo bao gồm thị trấn Óc Eo hiện hữu và toàn bộ địa giới hành chính của xã Vọng Đông và xã Vọng Thê.

– Phát triển cụm đô thị Phú Hòa bao gồm thị trấn Phú Hòa hiện hữu và xã Vĩnh Trạch.

Đối với đô thị Núi Sập:

– Bao gồm thị trấn Núi Sập hiện hữu và khu vực dự kiến phát triển đô thị gồm 03 xã Thoại Giang, Định Thành, Bình Thành. Tổng diện tích là 10.374 ha. Trong đó: Thị trấn Núi Sập là 950ha, xã Thoại Giang là 2.944 ha, xã Định Thành là 3.483 ha, xã Bình Thành 2.996ha.

Tính chất:

  • Là trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế, xã hội huyện Thoại Sơn.
  • Là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp tỉnh An Giang.
  • Là khu vực có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, chất lượng cuộc sống tốt.

Động lực phát triển:

– Phát triển thương mại dịch vụ trên trục đường ĐT.943, ĐT 943B.

– Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử, vui chơi giải trí khu vực xung quanh Hồ số 1, Hồ số 2, Hồ số 3 ven núi Lớn, núi Nhỏ, trong đó có Thiền Viện Trúc Lâm An Giang ở khu du lịch lòng Hồ số 2 là điểm du lịch tâm linh mới nổi tiếng, cảnh quan đẹp ví như “vịnh Hạ Long” của vùng đất Bảy Núi An Giang.

Định hướng không gian phát triển đô thị:

– Phát triển theo mô hình bán tập trung lấy tuyến đường tránh mới phía Đông thị trấn là ranh giới hạn phát triển. Các trục cảnh quan chính của đô thị được tạo lập theo hướng Bắc Nam, Đông Tây lấy Núi Lớn làm không gian kết nối chính.

– Không gian trung tâm mới của đô thị được bố trí bám dọc trục chính phía Bắc Kênh Cống Vong, không gian trung tâm hiện hữu giữ nguyên, chỉnh trang nâng cấp. Các khu ở mới được phát triển theo nguyên tắc lan tỏa trên cơ sở các không gian khu ở hiện hữu.

– Vùng phát triển du lịch: kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo, bảo tồn các di tích có giá trị. Mật độ xây dựng thấp, xây dựng thấp tầng. Phát triển du lịch trọng điểm tại các khu du lịch lòng hồ Thoại Sơn gắn với Thiền Viện Trúc Lâm An Giang.

– Vùng sinh thái nông nghiệp: Là toàn bộ không gian mở phía Đông của Thị trấn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với vùng sản xuất nông nghiệp.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh An Giang

Đối với cư dân tại tỉnh An Giang các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh An Giang có những cách nào? 

Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch tỉnh An Giang hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.

Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường
Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.

Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ. 

Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,…  Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất. 

Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.

Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến

Tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh An Giang, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.

Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến

Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh An Giang nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.

Bản đồ quy hoạch An Giang 2030
Bản đồ quy hoạch An Giang 2035
Bản đồ quy hoạch An Giang 2022
bản đồ quy hoạch chợ mới, an giang
Bản đồ quy hoạch tỉnh An Giang
Thông tin quy hoạch An Giang
Tra cứu thửa đất An Giang
Bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành (An Giang)

Saigon Uniform