Tải File Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất tỉnh Bến Tre Đến Năm 2030 PDF CAD (58M)
Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre chi tiết nhất.
Phạm vi quy hoạch tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự là 2.360 km2, được hình thành từ cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km).
- Phía bắc và đông giáp huyện Châu Thành
- Phía nam giáp huyện Giồng Trôm
- Phía tây giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Mỏ Cày Bắc.
STT | Thành phố/huyện | Diện tích & dân số | Hành chính |
1 | TP Bến Tre | 71 km2 với dân số 330 nghìn người | 10 phường và 7 thị trấn |
2 | Huyện Ba Tri | 355 km2 với dân số 280 nghìn người | 1 thị trấn, 23 xã |
3 | Huyện Bình Đại | 400 km2, dân số 190 nghìn người | 1 thị trấn và 19 xã |
4 | Huyện Thạnh Phú | 411 km2, dân số 152 nghìn người | thị trấn và 17 xã |
5 | Huyện Mỏ Cày Nam | 220 km2, dân số 180 nghìn người | 1 thị trấn và 16 xã |
6 | Huyện Mỏ Cày Bắc | 311 km2, dân số 126 nghìn người | 13 xã |
7 | Huyện Chợ Lách | 168 km2, dân số 130 nghìn người | 1 thị trấn và 10 xã |
8 | Huyện Châu Thành | 224 km2, dân số 185 nghìn người | 1 thị trấn và 21 xã |
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre đến năm 2030
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030 thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, cũng có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm như 4, 5, 6, 7, 8, An Hội, Phú Khương, Phú Tân đến 2030.
Trước đó, UBND tỉnh Bến Tre cũng đã phê duyệt quy hoạch các phân khu đô thị 1, 2, 3, 4, 5 thuộc thành phố Bến Tre, Theo đó, quy hoạch sử dụng đất phân khu đô thị nói trên cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, TP. Bến Tre.
Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Bến Tre được UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Tài liệu kèm theo:
- Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thành phố Bến Tre
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030 TP. Bến Tre
- Bản đồ quy hoạch giao thông TP. Bến Tre
Quy hoạch phân khu đô thị thành phố Bến Tre
Hệ thống đô thị của thành phố Bến Tre được quy hoạch phân thành 05 phân khu, bao gồm:
Đồ án quy hoạch phân Khu đô thị số 1
Phân khu đô thị số 1 được thực hiện theo Quyết định phê duyệt số: 2804/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, quy mô diện tích: 520,6 ha, dân số dự kiến: 55.000 người.
Đồ án quy hoạch phân Khu đô thị số 2
Khu đô thị số 2 được thực hiện theo Quyết định phê duyệt số: 3149/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, quy mô diện tích: 692,19 ha, dân số dự kiến: 40.000 người.
Đồ án quy hoạch phân Khu đô thị số 3
Phân khu đô thị số 3 được thực hiện theo Quyết định phê duyệt số: 3143/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, quy mô diện tích: 793,86 ha, dân số dự kiến: 45.000 người.
Đồ án quy hoạch phân Khu đô thị số 4
Phân khu đô thị số 4 được thực hiện theo Quyết định phê duyệt số: 3390/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, quy mô diện tích: 598,6ha, dân số dự kiến: 25.000 người.
Đồ án quy hoạch phân Khu đô thị số 5
Phân khu đô thị số 5 được thực hiện theo Quyết định phê duyệt số: 4568/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, quy mô diện tích: 361,35ha, dân số dự kiến: 15.000 người.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bến Tre định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Với mục tiêu phát triển Bến Tre trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao của vùng nhưng phải đảm bảo đồng bộ với mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, tỉnh Bến Tre đã đề ra kế hoạch quy hoạch cụ thể như sau:
Mục tiêu lập quy hoạch
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bến Tre được cụ thể gồm:
- Đưa Bến Tre trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiếp tục đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động đầu tư phát triển, kinh tế, xã hội.
- Đảm bảo xây dựng có hiệu quả hệ thống giao thông, hệ thống đô thị, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh.
Thông tin quy hoạch TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Để quy hoạch thành công và có hiệu quả thì tỉnh Bến Tre đã đưa ra đề án quy hoạch thành phố Bến Tre trước tiên với nhiều phương án thiết thực. Thông tin quy hoạch TP Bến Tre được xác định như sau:
Định hướng không gian vùng thành phố Bến Tre
Theo đề án quy hoạch, TP Bến Tre được định hướng phát triển thành 03 vùng chính:
Vùng phát triển khu đô thị (nội thành)
Khu đô thị được phân thành 06 khu vực phát triển từ khu đô thị hiện hữu và mở rộng xuống các khu vực phía Nam sông Bến Tre và phía Bắc sông Hàm Luông bao gồm:
- Khu đô thị số 1: Là trung tâm hiện hữu gồm các trung tâm lớn của tỉnh và thành phố: Trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính thành phố,…
- Khu đô thị số 2: Là khu đô thị mới phía Nam sông Bến Tre gắn liền với Đại lộ Đồng Khởi nối dài.
- Khu đô thị số 3: Là khu đô thị mới phía Nam xã Bình Phú gắn liền với tuyến Đường tỉnh 887. Đây sẽ là đô thị đóng vai trò trở thành động lực phát triển đô thị về phía sông Hàm Luông.
- Khu đô thị số 4: Là khu đô thị hiện hữu nhưng xây mới mở rộng ra phía Đông gắn liền với đường DT885 đi huyện Giồng Trôm.
- Khu đô thị số 5: Là khu đô thị mới phía Nam sông Bến Tre. Nơi đây được định hướng trở thành khu nhà vườn biệt thự nhưng mật độ thấp.
- Khu đô thị số 6: Là khu đô thị hiện hữu kết hợp xây mới. Nơi đây là cửa ngõ phía Bắc của TP Bến Tre gắn với trục Quốc lộ 60.
Vùng nông nghiệp – vành đai xanh đô thị (vùng ngoại thành)
- Là khu vực nằm tại ngoại thành (các xã) được định hướng trở thành vành đai xanh của đô thị.
- Tập trung phát triển các vùng chuyên canh nông sản chất lượng cao, trồng hoa màu và dự trữ một phần đất cho việc phát triển đô thị sau năm 2030.
- Là vùng gắn liền với các khu dân cư nông thôn và liên kết với khu vực nội thành thông qua các tuyến đường tỉnh.
- Phát triển các vùng kinh tế đặc thù khác nhau gồm: Vùng phía Tây (xã Sơn Đông và xã Mỹ Thành) phát triển cây ăn trái chất lượng cao kết hợp du lịch sinh thái vườn; Vùng phía Đông Bắc (xã Phú Hưng) phát triển trồng hoa màu, rau xanh; Vùng phía Đông Nam (xã Phú Nhuận và xã nhơn Thạnh) phát triển cây ăn trái chất lượng cao kết hợp với du lịch sinh thái vườn.
Vùng phát triển công nghiệp
- Di dời các khu công nghiệp hiện hữu ra ngoại thành và bố trí trong các cụm công nghiệp tập trung nằm tại xã Phú Hưng.
- Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thêm nhiều cụm công nghiệp khác để phục vụ sự phát triển kinh tế sau khi quy hoạch.
Định hướng hệ thống trung tâm chuyên ngành
Theo đề án quy hoạch, TP Bến Tre sẽ phát triển hệ thống các trung tâm chuyên ngành như sau:
Trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh
- Trung tâm hành chính – chính trị: Giữ nguyên vị trí khu trung tâm hành chính nhưng điều chỉnh quy hoạch cục bộ một số khu vực liên quan như quảng trường, cây xanh,…
- Trung tâm thương mại: Xây dựng khu trung tâm thương mại tổng hợp tại khu vực Nam Bình Phú để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong và ngoài thành phố.
- Trung tâm giáo dục dạy nghề: Xây dựng tại khu vực phía Bắc ngã tư Tân Thành.
- Trung tâm y tế cấp tỉnh: Nâng cấp cải tạo bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu; xây dựng thêm khu liên hợp y tế tại khu vực Nam Bình Phú.
- Công viên văn hóa thể thao: Xây dựng khu trung tâm văn hóa thể thao tỉnh có vị trí tiếp giáp Quốc lộ 60 và đường Đoàn Hoàng Minh. Trong đó có các công trình như CLB thanh thiếu niên, thư viện, khu học tập, giải trí, vui chơi, khu thể dục thể thao, khu tập luyện,…
Trung tâm chuyên ngành cấp thành phố
- Trung tâm hành chính – chính trị: Giữ nguyên trung tâm hành chính mới xây dựng tại xã Mỹ Thạnh An phía Nam sông Bến Tre. Đây là động lực cho khu đô thị bờ Nam sông Bến Tre phát triển gắn liền với các trung tâm dịch vụ công cộng khác.
- Trung tâm thương mại dịch vụ: Cải tạo, nâng cấp khu trung tâm thương mại thành phố hiện hữu trên cơ sở đảm bảo mỹ quan và không ảnh hưởng đến giao thông đô thị; mở rộng thêm các điểm thương mại dịch vụ khác để phục vụ cho khu dân cư kết hợp với mạng lưới các công trình dịch vụ khác.
- Công trình giáo dục – đào tạo: Nâng cấp các trường hiện hữu và xây mới thêm các trường mới để phục vụ khu dân cư đô thị.
- Trung tâm văn hóa – thể thao và công viên cây xanh: Đảm bảo xây dựng các trung tâm văn hóa – thể thao và khu công viên gắn liền với hệ sinh thái tự nhiên.
Phương án phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Bến Tre
a) Giai đoạn 2021-2025 toàn tỉnh có 31 đô thị bao gồm:
– 01 đô thị loại II: Đô thị Bến Tre.
– 03 đô thị loại IV: đô thị Ba Tri , đô thị Mỏ Cày và đô thị Bình Đại.
– 27 đô thị loại V, gồm: Đô thị Châu Thành, Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú (huyện Châu Thành); Đô thị Chợ Lách, Vĩnh Thành, Phú Phụng (huyện Chợ Lách); Đô thị Hương Mỹ, An Thạnh, An Định (huyện Mỏ Cày Nam); Đô thị Phước Mỹ Trung, Nhuận Phú Tân, Tân Thành Bình (huyện Mỏ Cày Bắc); Đô thị Giồng Trôm, Mỹ Thạnh, Phước Long (huyện Giồng Trôm); Đô thị Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại); Đô thị An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh (huyện Ba Tri); Đô thị Thạnh Phú, Giao Thạnh, Tân Phong (huyện Thạnh Phú).
b) Giai đoạn 2026-2030 toàn tỉnh có 37 đô thị bao gồm:
– 01 đô thị loại I: Đô thị Bến Tre
– 03 đô thị loại III: đô thị Ba Tri , đô thị Mỏ Cày và đô thị Bình Đại – 02 đô thị loại IV: đô thị Thạnh Phú, Chợ Lách.
– 31 đô thị loại V, gồm:
+ 25 đô thị hình thành giai đoạn 2021-2025:
- Đô thị Châu Thành, Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú, (huyện Châu Thành);
- Đô thị Vĩnh Thành, Phú Phụng (huyện Chợ Lách);
- Đô thị Hương Mỹ, An Thạnh, An Định (huyện Mỏ Cày Nam)
- Đô thị Phước Mỹ Trung, Thuận Phú Tân, Tân Thành Bình (huyện Mỏ Cày Bắc)
- Đô thị Giồng Trôm, Mỹ Thạnh, Phước Long (huyện Giồng Trôm)
- Đô thị Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại)
- Đô thị An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh ( huyện Ba Tri)
- Đô thị Giao Thạnh, Tân Phong (huyện Thạnh Phú).
+ 06 đô thị hình thành mới giai đoạn 2026-2030:
- Đô thị An Hiệp, An Hóa, Phú Túc (huyện Châu Thành);
- Đô thị An Thới (huyện Mỏ Cày Nam)
- Đô thị Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc) Đô thị Châu Hòa (huyện Giồng Trôm)
c) Đến năm 2031- 2050, toàn tỉnh có 54 đô thị bao gồm:
– 01 đô thị loại I (thành phố Bến Tre),
– 03 đô thị loại II: đô thị Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày
– 02 đô thị loại III: đô thị Thạnh Phú, Chợ Lách
– 03 đô thị loại IV đô thị Châu Thành, Giồng Trôm, Phước Mỹ Trung
– 45 đô thị loại V, gồm:
+ 28 đô thị hình thành giai đoạn 2021-2030:
- Đô thị Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú, An Hiệp, An Hóa, Phú Túc (huyện Châu Thành)
- Đô thị Vĩnh Thành, Phú Phụng (huyện Chợ Lách)
- Đô thị Hương Mỹ, An Thạnh, An Định, An Thới (huyện Mỏ Cày Nam)
- Đô thị Thuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc)
- Đô thị Mỹ Thạnh, Phước Long, Châu Hòa (huyện Giồng Trôm)
- Đô thị Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại)
- Đô thị An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh ( huyện Ba Tri)
- Đô thị Giao Thạnh, Tân Phong (huyện Thạnh Phú).
- + 17 đô thị hình thành mới giai đoạn 2031-2050:
- Đô thị Long Thới, Hưng Khánh Trung B (huyện Chợ Lách)
- Đô thị Hưng Khánh Trung A, Thành An (huyện Mỏ Cày Bắc)
- Đô thị Phong Nẫm, Tân Hào, Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm)
- Đô thị Phú Thuận, Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Lai (huyện Bình Đại)
- Đô thị Bảo Thuận ( huyện Ba Tri)
- Đô thị An Thuận, An Điền, An Nhơn, Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú).
– Trong giai đoạn 2031 – 2050, định hướng toàn tỉnh Bến Tre hướng đến hình thành thành phố loại I đặc thù, tiến tới là đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh.
Phương án tổ chức không gian hệ thống đô thị
Trên cơ sở bối cảnh phát triển tương lai, tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược phát triển của vùng tỉnh Bến Tre. Đánh giá các tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực của vùng, hệ thống đô thị tỉnh Bến Tre làm 3 vùng phát triển chính:
– Vùng I: Vùng đô thị trung tâm (Vùng đô thị phía Bắc Hàm Luông): gồm TP. Bến Tre, đô thị Châu Thành, Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú, An Hiệp, An Hóa, Phú Túc (huyện Châu Thành); Đô thị Giồng Trôm, Mỹ Thạnh, Phước Long, Châu Hòa, Phong Nẫm, Tân Hào, Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm). Trong đó Thành phố Bến Tre là trung tâm vùng tỉnh và đô thị Châu Thành (loại IV) là trung tâm tiểu vùng.
– Vùng II: Vùng đô thị hóa phía Tây (Vùng đô thị phía Nam Hàm Luông): Đô thị Chợ Lách, Vĩnh Thành, Phú Phụng, Long Thới, Hưng Khánh Trung B (huyện Chợ Lách); Đô thị Mỏ Cày, Hương Mỹ, An Thạnh, An Định, An Thới (huyện Mỏ Cày Nam); Đô thị Phước Mỹ Trung, Thuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Thanh Tân, Hưng Khánh Trung A, Thành An (huyện Mỏ Cày Bắc). Trong đó đô thị Mỏ Cày ( loại III) là trung tâm tiểu vùng.
– Vùng III: Vùng đô thị hóa phía Đông (Vùng đô thị ven biển): Đô thị Bình Đại, Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng, Phú Thuận, Phú Thuận, Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Lai (huyện Bình Đại); Đô thị Ba Tri,An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh, Bảo Thuận ( huyện Ba Tri); Đô thị Thạnh Phú, Giao Thạnh, Tân Phong, An Thuận, An Điền, An Nhơn, Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú). Trong đó đô thị Bình Đại (loại III) và đô thị Đô thị Ba Tri ( loại III) là trung tâm tiểu vùng.
Các đô thị đóng vai trò các cực phát triển của tỉnh bao gồm TP. Bến Tre, Thị trấn Mỏ Cày và thị trấn Ba Tri. Các đô thị gắn vai trò là trung tâm tiểu vùng có đầu mối giao thông đường thủy nội vùng bao gồm: TP Bến Tre, thị trấn Mỏ Cày, thị trấn Châu Thành, thị trấn An Thủy.
Quy hoạch phát triển chùm đô thị
Trên cơ sở bối cảnh phát triển tương lai, tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược phát triển của tỉnh Bến Tre. Đánh giá các tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực của vùng. Phân tích và đánh giá những tồn tại của thực trạng phát triển vùng, đề xuất mô hình phát triển hệ thống đô thị tỉnh theo dạng tập trung đa cực. Trong mô hình này, hệ thống đô thị hình thành 3 cụm đô thị:
a) Cụm đô thị phía Bắc Hàm Luông
Là vùng động lực phát triển trung tâm của tỉnh được xây dựng và phát triển theo hướng vùng kinh tế mang tính tổng hợp và chất lượng cao.
Đây là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre, trong đó đô thị Bến Tre với vai trò là trung tâm của vùng, với hệ thống hành chính, trụ sở và hạ tầng cơ sở cấp tỉnh; Thành phố Bến Tre được quy hoạch và đầu tư nâng cấp và xây mới, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng công cộng, hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại, đa dạng và năng động; phát triển các khu đô thị nông nghiệp thông minh – công nghiệp sạch và dịch vụ tổng hợp.
* Thành phố Bến Tre: là hạt nhân phát triển của dải đô thị trung tâm. Phấn đấu hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo tiêu chí đô thị loại II và đạt tiêu chí đô thị loại I sau năm 2030. Khai thác tối đa tiềm năng về kinh tế cấp vùng (thương mại dịch vụ, trung chuyển hàng hóa, trung tâm đào tạo,….), phát triển đô thị trung tâm thành phố Bến Tre với phương án quy hoạch khu đô thị nông nghiệp thông minh – công nghiệp sạch và dịch vụ tổng hợp có diện tích khoảng 5.300ha (đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 07/7/2020), có thể phát triển mở rộng sang phía cù lao Thanh Tân; Hướng đến xây dựng thành vùng có vai trò động lực trọng tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh, trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc Đồng Bằng Sông Cửu Long, hỗ trợ đưa Bến Tre vươn lên đứng trong nhóm 3 tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế trong Đồng Bằng sông Cửu Long vào năm 2030.
* Đô thị Châu Thành: là đô thị phụ trợ phát triển cho thành phố Bến Tre, đồng thời cũng là cửa ngõ tiếp cận phía Bắc của tỉnh, phấn đấu hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ tiêu chí cho đô thị loại V, tập trung phát triển các tiểu vùng công nghiệp quan trọng phía Bắc
* Đô thị Giồng Trôm: mở rộng về các hướng có thế mạnh đất đai, thuận lợi phát triển dịch vụ và khai thác lợi thế giao thông liên vùng trong đó sân bay và giao thông đường thủy dọc sông Hàm Luông và sông Ba Lai, xây dựng đáp ứng chỉ tiêu đô thị loại IV. Có vai trò là trung tâm tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Giồng Trôm, phát triển theo dạng đô thị sinh thái. Đây cũng là thị trấn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và các loại hình phụ trợ nông nghiệp
* Đô thị Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú, An Hiệp, An Hóa, Phú Túc, Giồng Trôm, Mỹ Thạnh, Phước Long, Châu Hòa , trong giai đoạn 2021-2050 là đô thị loại V có tính chất phụ trợ phát triển tiểu vùng, là đô thị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu về tiện ích đô thị và hạ tầng cơ sở cho các khu vực chức năng phát triển trong tiểu vùng.
b) Cụm đô thị phía Nam Hàm Luông
Vùng phát triển tổng hợp đa ngành đa lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực Công nghiệp, du lịch phụ trợ cho nông nghiệp. Đây là vùng có địa hình cao nhất trong toàn tỉnh và có tiềm năng phát triển đến từ các trục động lực Quốc lộ 60 và Quốc lộ 57.
*Thành phố Mỏ Cày: là đô thị trung tâm tiểu vùng, đóng vai trò 1 trong 3 cực phát triển chính của tỉnh, chú trọng phát triển phát triển nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp tập trung, kinh tế thương mại dịch vụ, hành chính và các loại hình sản xuất công nghiệp, phụ trợ nông nghiệp và du lịch.
* Đô thị Chợ Lách: là đô thị cửa ngõ phía Tây của tỉnh, tập trung phát triển các chức năng phụ trợ công nghiệp, các dịch vụ trung chuyển, vận tài trên bộ và đường thủy, phát triển y tế và thể dục thể thao.
* Đô thị Vĩnh Thành, Phú Phụng, Hương Mỹ, An Thạnh, An Định, An Thới, Phước Mỹ Trung, Thuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Thanh Tân, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Hưng Khánh Trung A, Thành An trong giai đoạn 2021-2050 là đô thị loại V có tính chất phụ trợ phát triển tiểu vùng, là đô thị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu về tiện ích đô thị và hạ tầng cơ sở cho các khu vực chức năng phát triển trong tiểu vùng.
d) Cụm đô thị ven biển
Vùng đô thị phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch, thương mại dịch vụ, các hồ chứa nước lớn, hệ thống cảng, cảng biển nước sâu và tiểu vùng công nghiệp nhỏ.
Cụm đô thị ven biển
* Thành phố Ba Tri: là đô thị trọng tâm của Vùng, là điểm kết nối trục phát triển đô thị Tây Bắc – Đông Nam hướng ra biển, kết nối trực tiếp với thành phố Bến Tre. Thị trấn Ba Tri phát triển các chức năng giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ cấp tỉnh, các trung tâm văn hóa và thể dục thể thao.
* Thành phố Bình Đại: là đô thị cửa ngõ tiếp xúc phía Đông Bắc của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển gắn với các ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản đi kèm với các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phụ trợ. Đây cũng là một trong những đô thị đang có đà phát triển đô thị hóa tốt, cần chú trọng thêm vào hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ sở
* Đô thị Thạnh Phú: tương tự thị trấn Bình Đại, đây cũng là thị trấn cửa ngõ kết nối các dải đô thị ven biển phía Đông của tỉnh Bến Tre với các tỉnh phía Nam Đồng Bằng Sông Cửu Long, vì vậy thị trấn Thạnh Phú khi phát triển đô thị sẽ có sức hút tương đối lớn với nguồn lao động nhập cư từ các tỉnh khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long di chuyển theo trục kết nối ven biển.
* Đô thị Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng, Phú Thuận, An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh, Giao Thạnh, Tân Phong, Phú Thuận, Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Lai, Bảo Thuận, , An Thuận, An Điền, An Nhơn, Thạnh Phong, Thạnh Hải trong giai đoạn 2021-2050 là đô thị loại V có tính chất phụ trợ phát triển tiểu vùng, là đô thị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu về tiện ích đô thị và hạ tầng cơ sở cho các khu vực chức năng phát triển trong tiểu vùng.
Phương án tổ chức các tuyến phát triển đô thị
Hệ thống đô thị của tỉnh Bến Tre phát triển theo 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và Tây Nam – Đông Bắc. Các đô thị nằm dọc theo các cồn kiến tạo bởi 4 dòng sông, tạo nên 3 trục đô thị phát triển hướng biển, kết nối cả 3 vùng phát triển đô thị. Các trục này bao gồm:
a) Trục đô thị động lực Bến Tre – Ba Tri (Trục Đồng Khởi)
Là trục phát triển động lực chính của toàn tỉnh, với định hướng kết nối hạ tầng cơ sở cấp tỉnh, hệ thống các khu vực sản xuất, các đô thị trọng tâm và các đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Trục này gồm các đô thị là thị trấn Tiên Thủy (đô thị loại V) – TP. Bến Tre (đô thị loại I) – thị trấn Giồng Trôm (đô thị loại IV) – thị trấn Ba Tri (đô thị loại II) – thị trấn An Ngãi Trung (đô thị loại V) – đô thị An Thủy (đô thị loại V); TP. Bến Tre là đô thị trung tâm phát triển của trục động lực.
b) Trục đô thị Châu Thành – Bình Đại:
Là trục đô thị phía Bắc của tỉnh, đóng vai trò kết nối phát triển kinh tế biển gắn liền với kinh tế sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; hỗ trợ thuận tiện cho việc luân chuyển lao động cũng như phát triển các khu công nghiệp chú trọng vào các ngành chế biển, đóng gói, phụ trợ và thuận lợi cho hỗ trợ phát triển kinh tế giữa các đô thị với nhau.
Trục này gồm các đô thị là thị trấn Châu Thành (đô thị loại IV) – thị trấn An Hóa (đô thị loại V) – thị trấn Châu Hưng (đô thị loại V) – thị trấn Châu Hòa (đô thị loại V) – thị trấn Lộc Thuận (đô thị loại V) – thị trấn Bình Đại (đô thị loại II). Đô thị trung tâm của trục hướng biển này là thị trấn Bình Đại.
c) Trục đô thị Chợ Lách – Mỏ Cày – Thạnh Phú:
Là trục kết nối hệ thống đô thị phía Nam của tỉnh, với các đô thị: đô thị Phú Phùng (đô thị loại V) – thị trấn Chợ Lách (đô thị loại III) – đô thị Tân Phú (đô thị loại V) – đô thị Vĩnh Thành (đô thị loại V) – thị trấn Phước Mỹ Trung (đô thị loại IV) – đô thị Nhuận Phú Tân (đô thị loại V) – đô thị Tân Thành Bình (đô thị loại V) – đô thị An Thạnh (đô thị loại V) – thị trấn Mỏ Cày (đô thị loại II) – đô thị An Định (đô thị loại V) – đô thị An Thới (đô thị loại V) – đô thị Hương Mỹ (đô thị loại V) – đô thị Tân Phong (đô thị loại V) – thị trấn Thạnh Phú (đô thị loại III) – đô thị Giao Thạnh (đô thị loại V).
Đây là trục đô thị hướng biển đi qua nhiều đô thị nhất tỉnh, đóng vai trò kết nối vùng kinh tế phía Nam sông Hàm Luông với vùng kinh tế du lịch ven biển, tạo sự cân bằng trong chuyển dịch lao động, đồng thời hướng tới phát triển đa cực, kết hợp đa ngành, đa chức năng và gắn với khung phát triển của tỉnh cũng như của quốc gia.
Ngoài 3 trục ngang hướng biển, hệ thống đô thị còn có các trục kết nối ngang (Tây Nam – Đông Bắc) để kết nối các đô thị lớn trọng tâm của vùng với các đô thị lân cận, tạo nên một hệ thống đô thị chặt chẽ, đảm bảo khả năng liên kết nội bộ tỉnh Bến Tre nói riêng cũng như trong phạm vi Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Các trục ngàng này gồm 4 trục, gồm 2 trục động lực phát triển chính, một trục kết nối ven biển và một trục kết nối cảnh quan sinh thái.
d) Trục đô thị phát triển liên vùng dọc Quốc lộ 60
Kết nối trực tiếp: thị trấn Châu Thành (đô thị loại IV) – đô thị An Hòa (đô thị loại V) – thành phố Bến Tre (đô thị loại I) – đô thị Tân Thành Bình (đô thị loại V) – thị trấn Mỏ Cày (Đô thị loại II) – đô thị An Thạnh (đô thị loại V) – đô thị Nhuận Phú Tân (đô thị loại V); kết nối gián tiếp trong vùng phát triển đô thị bám theo trục: đô thị Tiên Thủy (đô thị loại V) và thị trấn Phước Mỹ Trung (đô thị loại IV).
e) Trục đô thị kinh tế biển
Bao gồm thị trấn Thạnh Phú (đô thị loại III) – đô thị An Hiệp (đô thị loại V) – đô thị An Ngãi Trung (đô thị loại V) – thị trấn Ba Tri (đô thị loại II) – đô thị Mỹ Chánh (đô thị loại V) – đô thị Tân Xuân (đô thị loại V) – thị trấn Bình Đại (đô thị loại II).
Trong đó thị trấn Ba Tri là đô thị trung tâm chính của trục, đảm bảo tính phát triển cân đối, đồng thời kết nối phát triển kinh tế với trục Đồng Khởi (TP Bến Tre – Thị trấn Giồng Trôm – Thị trấn Ba Tri).
f) Trục đô thị du lịch ven biển:
Bao gồm đô thị Giao Thạnh (đô thị loại V) – đô thị An Thủy (đô thị loại V) – đô thị Thới Thuận (đô thị loại V) – đô thị Thừa Đức (đô thị loại V). Hạt nhân chính của trục du lịch và sản xuất ven biển này là đô thị An Thủy.
g) Trục kết nối mềm (kết nối cảnh quan) các đô thị sinh thái:
Bao gồm đô thị Hương Mỹ (đô thị loại V) – thị trấn Giồng Trôm (đô thị loại IV) – đô thị Châu Hòa (đô thị loại V) – đô thị Châu Hưng (đô thị loại V) – đô thị Lộc Thuận (đô thị loại V).
Trục kết nối mềm không kết nối bằng giao thông và hạ tầng như các trục khác, mà kết nối bằng hệ thống cảnh quan cùng tiềm năng du lịch miệt vườn nội tại sẵn có. Các đô thị phát triển theo hướng sinh thái cũng bám quanh trục.
Phát triển đơn vị hành chính đô thị tỉnh Bến Tre
* Giai đoạn đến 2025:
Điều chỉnh địa giới hành chính toàn tỉnh cho phù hợp với định hướng phát triển các đơn vị hành chính đô thị, mục tiêu phát triển đô thị.
– Thành lập các thị xã (Mỏ Cày, Ba Tri và Bình Đại) khi đủ điều kiện; thành lập các phường từ các xã thuộc thành phố Bến Tre; thành lập các phường từ các xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam, Ba Tri và Bình Đại để đảm bảo đủ điều kiện thành lập thị xã.
Thực hiện trình tự, thủ tục để công nhận các thị trấn: Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc; Tiệm Tôm, huyện Ba Tri; Tiên Thủy, huyện Châu Thành; Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam; Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; Lộc Thuận, huyện Bình Đại.
* Giai đoạn đến 2030
Hoàn thành việc thành lập 03 Thị xã (thị xã Ba Tri, Mỏ Cày và Bình Đại) và chuẩn bị trình tự, thủ tục thành lập mới 02 Thành phố (thành phố Ba Tri và thành phố Mỏ Cày) nếu đủ điều kiện; thành lập 02 phường thuộc thành phố Bến Tre (Nhơn Thạnh, Phú Nhuận); thành lập 06 Thị trấn, gồm các thị trấn: An Định, huyện Mỏ Cày Nam; Tân Xuân, An Ngãi Trung và Mỹ Chánh, huyện Ba Tri; Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm; Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú.
* Giai đoạn 2031-2050 : Hoàn thành việc thành lập mới thành phố Ba Tri, thành phố Bình Đại và thành phố Mỏ Cày.
Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre xây dựng đề án quy hoạch giao thông tăng cường kết nối với TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Tiểu vùng duyên hải phía Đông. Đề án được xác định xây dựng theo 02 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2021-2025
Giai đoạn 2021 – 2025 tập trung triển khai các dự án giao thông trọng điểm gồm:
- Nâng cấp Quốc lộ 57 đoạn từ phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày.
- Nâng cấp Quốc lộ 57B đoạn từ thị trấn cầu Rạch Miễu đến cầu An Hóa (giai đoạn 2).
- Dự án ĐH.173 đoạn từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành đến tượng đài Tiểu đoàn 516.
- Xây dựng hệ thống đê ngăn mặn nối 03 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.
- Xây mới các công trình giao thông: Cầu Rạch Miễu 2, các tuyến tường lộ ven biển, đường từ cảng Giao Long đến khu công nghiệp Phú Thuận (ĐT.ĐK.17), cầu Rạch Vong,…
Giai đoạn 2026 – 2030
Giai đoạn 2026 – 2030 đầu tư xây dựng các tuyến đường lộ ven biển:
- Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh.
- Cầu Hàm Luông 2; cầu Đình Khao, cầu Tân phú.
- Tuyến tránh Mỏ Cày Nam.
- Hoàn thiện tuyến đường ĐT.DK.06 từ An Khánh huyện Châu Thành đến thị trấn Bình Đại.
Cách tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Bến Tre
Đối với cư dân tại tỉnh Bến Tre các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Bến Tre có những cách nào?
Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường
Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch tỉnh Bến Tre hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.
Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.
Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai
Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,… Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất.
Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.
Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến
Tra cứu thông tin quy hoạch Bắc Kạn, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.
Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến
Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.
Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Bến Tre nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.
Tra cứu thông tin quy hoạch đất Bến Tre
Tra cứu thông tin thửa đất tỉnh Bến Tre
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bến Tre
Thông tin quy hoạch Bến Tre 2022
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bến Tre 2030
App kiểm tra quy hoạch Bến Tre
Mở rộng thành phố Bến Tre
Các dự An quy hoạch ở Bến Tre