TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Tải File Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất tỉnh Bình Phước Đến Năm 2030 PDF CAD (68M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bình Phước chi tiết nhất.

Phạm vi quy hoạch tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía bắc của vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai
  • Phía tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Campuchia và tỉnh Tây Ninh
  • Phía nam giáp tỉnh Bình Dương
  • Phía bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia và tỉnh Đắk Nông.

Hiện trạng giao thông tỉnh Bình Phước

Đường bộ

Theo kết quả thống kê (2021), trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 3 tuyến quốc lộ, 18 tuyến đường tỉnh, 109 tuyến đường huyện, 703 tuyến đường đô thị, 3.808 tuyến đường xã. Tỷ lệ nhựa hóa chung đã đạt mức 69,64%.

Mạng lưới đường quốc lộ, tỉnh lộ trục chính kết nối liên vùng bao gồm:

Quốc lộ 13: nằm về phía Tây đi theo hướng Bắc-Nam kết nối với cửa khẩu Hoa Lư đi Campuchia có chiều dài 79,6 km, tuyến mới được nâng cấp, chiều rộng mặt đường từ 19-25m, đạt tiêu chuẩn cấp III. Trên tuyến có 5 cây cầu, trong đó cầu Cần Lê đã được khai thác trên 40 năm, tuy được đánh giá là vẫn có thể khai thác nhưng bề rộng xe chạy nhỏ (chỉ 7,7m), không phù hợp với chiều rộng mặt đường (19,0m).

Quốc lộ 14: nằm về phía Đông Nam, tuyến trục chính kết nối với Tây Nguyên với tổng chiều hiện hữu khoảng 117,6 km, mặt đường BTN, đạt tiêu chuẩn cấp III-IV, mặt đường từ 11-34m, hầu hết đi qua trung tâm các đô thị dọc tuyến. Trên tuyến có tất cả 14 cầu, có chiều rộng xe chạy từ 6,9-8,0m đủ cho hai làn xe lưu thông và phù hợp với bề rộng của đường.

Quốc lộ 14C: nằm về phía Bắc, kết nối các khu vực cửa khẩu, đoạn tuyến đi qua tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 131,1km đi theo các tuyến đường tỉnh hiện hữu, hiện tại mới chỉ có 43km thuộc ĐT.741 có chiều rộng 4,5-9m được nâng cấp thành QL.14C, các đoạn còn lại vẫn chưa được thực hiện theo quy hoạch.

Các tuyến còn lại có vai trò kết nối các trung tâm huyện/thị đều có mặt cắt ngang tương đối hẹp, chủ yếu đủ cho hai làn xe lưu thông, chất lượng mặt đường ở mức trung bình và đang bị xuống cấp tại nhiều đoạn tuyến do không được bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có tất cả 15 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 544,1km, phân bố chủ yếu theo hướng Bắc-Nam, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%. Tuyến đường ĐT.741 được đánh giá là tuyến quan trọng nhất kết nối trung tâm TP. Đồng Xoài về phía Nam với Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh và kết nối đi phía Bắc với Phú Riềng, thị xã Phước Long, Bù Gia Mập, tuyến có bề rộng lớn, tuy nhiên mật độ phương tiện lưu thông cao.

Ngoài ra, hai tuyến đường tỉnh khác cũng được đánh giá có vai trò quan trọng gồm ĐT.757 (kết nối thị xã Bình Long và thị xã Phước Long) và ĐT.759 (kéo dài từ QL.14, đi qua thị xã Phước Long và kết nối với trung tâm huyện Bù Đốp, tiếp tục qua ĐT.759B và QL.13 để kết nối đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lư).

Đường thủy

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có rất nhiều sông suối với 75 con sông lớn nhỏ (chiều dài trên 10km), với mật độ khoảng 0,7 – 0,8 km/km2, thuộc 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Mêkông bao gồm: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Măng (Đắk Jer Man), và sông Đồng Nai. Tuy nhiên, sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô nên ít có giá trị khai thác về vận tải đường thủy.

Các hoạt động vận tải trên hệ thống đường thủy nội địa tỉnh Bình Phước chủ yếu phục vụ khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản (cát, đá) trên sông, hồ, đập; vận chuyển hành khách và hàng hóa tại các bến đò ngang sông.

Hiện tại, sở Giao thông vận tải (GTVT) cũng đã cấp phép hoạt động cho một số phương tiện đường thủy vận chuyển hàng hóa hành khách và một số bến chuyên dùng phục vụ vận chuyển vật liệu xây dựng, đưa đón khách du lịch.

Tuy nhiên, do tiềm năng vận tải đường thủy kết nối liên vùng bị hạn chế do điều kiện địa hình, các hoạt động vận tải đường thủy không phát triển.

Đường Hàng không

Hiện tại, tỉnh Bình Phước có 04 sân bay quân sự là Sân bay Quảng Lợi huyện Hớn Quản, sân bay Lộc Ninh, sân bay Bù Đốp và sân bay Bù Gia Mập được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, hiện đang do phía quân đội quản lý.

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Phước

Phương án phát triển hạ tầng giao thông

Quan điểm

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải “đi trước một bước” theo hướng “đồng bộ, hiện đại và hiệu quả”. Trong đó, các tuyến đường đối ngoại, kết nối vùng, kết nối nội tỉnh là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn trong việc triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, tăng cường kết nối với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như:

  • Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Hoa Lư;
  • Dự án đường cao tốc Đắk Nông – Chơn Thành;
  • Dự án Quốc lộ 14C kết nối Đắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh và các tỉnh Tây Nam Bộ;
  • Dự án xây dựng cầu Mã Đà, kết nối giữa Bình Phước với Đồng Nai và Sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển tổng thể KTXH của tỉnh, đảm bảo tích hợp hiệu quả với các hệ thống cơ sở hạ tầng khác của địa phương, khu vực và cả nước đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Mục tiêu

Đến năm 2025

– Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh Đắk Nông, Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện dự án cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Đắk Nông – Chơn Thành, đoạn Chơn Thành – Đức Hòa (Long An) và Tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

– Triển khai đầu tư nâng cấp, mở mới các tuyến đường đối ngoại quan trọng như: Đường phía Tây QL.13 kết nối Chơn Thành – Hoa Lư và kết nối với đường Trục chính KCN Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương xuống đường Mỹ Phước – Tân Vạn; Đường Đồng Phú – Bình Dương kết nối với tuyến đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương; Tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)…

– Triển khai đầu tư nâng cấp, mở mới một số tuyến đường liên kết vùng và nội tỉnh như: ĐT.752, đường từ Trung tâm hành chính huyện Hớn Quản kết nối QL.14 (xã Nha Bích, huyện Chơn Thành), ĐT.758, QL.14 đoạn Đồng Xoài – Chơn Thành, Đồng Phú – Đồng Xoài

– Tiếp tục duy tu sửa chữa nhằm nâng cao khả năng khai thác của các tuyến đường đối ngoại, liên kết vùng và nội tỉnh hiện hữu như: QL.13, QL.14, QL.14C, ĐT.741, ĐT.751, ĐT.752, ĐT.752B, ĐT.752C, ĐT.754, DT.754B, Đt.755, ĐT.755B, ĐT.757, ĐT.759, ĐT.759B, ĐT.760…

Đến năm 2030

Tập trung cơ bản hoàn thiện tất cả các tuyến đường đối ngoại, liên kết vùng và nội tỉnh còn lại theo đúng quy hoạch.

Định hướng

– Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng, đặc biệt là các trục giao thông quan trọng như: tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, tuyến dường phía Tây QL.13 kết nối Bàu Bàng – Chơn Thành – Hoa Lư, tuyến ĐT.753… nhằm kết nối tỉnh Bình Phước với các trung tâm kinh tế lớn của Khu vực miền Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và kết nối xuống Cảng nước sâu Cái Mép, Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Sân bay quốc tế Long Thành.

– Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối nội tỉnh, đặc biệt là các trục giao thông kết nối giữa ba trung tâm tạo động lực gồm: Thành phố Đồng Xoài, huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú; ba vùng đô thị có sức lan tỏa của tỉnh gồm: Thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long và thị xã Phước Long; và các trung tâm kinh tế khác của tỉnh.

– Phát triển hệ thống kết nối giao thông giữa các trục hành lang phát triển của tỉnh như:

(1) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến QL.14 kết nối Bù Đăng – Đồng Xoài – Chơn Thành

(2) Trục hàng lang phát triển dọc theo tuyến QL.13, gắn kết Hoa Lư – Lộc Ninh – Bình Long – Hớn Quản – Chơn Thành;

(3) Trục trung tâm phát triển dọc theo tuyến ĐT.741 kết nối huyện Đồng Phú, thành phố Đồng Xoài, huyện Phú Riềng và thị xã Phước Long; dự kiến mở thêm đường Minh Lập – Phú Riềng để kết nối thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng với QL14 và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành nhằm phá thế độc đạo của Phước Long và Phú Riềng;

(4) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến ĐT.752, ĐT.758 và tuyến ĐT.753 (dự kiến được nâng cấp thành QL.13C);

(5) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến ĐT.759B (Lộc Tấn – Bù Đốp) và tuyến ĐT.759 và tuyến ĐT.755B dự kiến được nâng cấp thành QL.55B, nhằm gắn kết các huyện khu vực biên giới như Lộc Ninh, Bù Đốp với các huyện, thị còn lại của tỉnh như: Phước Long, Phú Riềng, Đồng Xoài, Bù Đăng.

Mạng lưới đường tỉnh lộ chiến lược

Các tuyến đường chiến lược nội tỉnh bao gồm các tuyến đường tỉnh nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các trung tâm huyện/thị, các khu công nghiệp, hỗ trợ phát triển cho các khu vực trọng điểm phát triển của tỉnh Bình Phước, cũng như tăng cường khả năng tiếp cận cho các khu vực được đánh giá cho khả năng tiếp cận kém, giảm áp lực cho các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ được dự báo quá tải trong năm 2030.

Các tuyến đường tỉnh sẽ có vai trò chiến lược kết nối đồng bộ với mạng lưới đường bộ quốc gia và mạng lưới đường liên huyện.

Các tuyến tăng cường kết nối theo hướng Đông-Tây nhằm giảm thời gian chuyến đi, cung cấp lộ trình thay thế QL.14 cho các chuyến đi từ các huyện phía Tây Bắc đi Đồng Xoài, khu vực Tây Nguyên, kết nối thị xã Bình Long và thị xã Phước Long.

Các tuyến khu vực phía Nam tăng cường kết nối giữa hai trung tâm đô thị của tỉnh là Chơn Thành và Đồng Xoài cũng như, tăng cường kết nối giữa KCN Đồng Phú với các khu vực lân cận, cung cấp lộ trình thay thế cho tuyến đường ĐT.741 phía Nam được dự báo quá tải trong năm 2030.

Nâng cấp tuyến ĐT741 phía bắc Đồng Xoài tăng cường kết nối Bù Đốp – Bù Nho (Phước Long) – Phú Riềng (Phước Long) giúp giảm thời gian đi lại giữa trung tâm huyện Bù Đốp và thành phố Đồng Xoài.

Hệ thống đường sẽ tỉnh bao gồm 48 tuyến, trong đó cải tạo, nâng cấp 15 tuyến đường tỉnh hiện hữu và bổ sung 31 tuyến được nâng cấp từ các tuyến đường huyện, đường vành đai đô thị. Cụ thể trong bảng dưới đây.

Phương án phát triển cảng cạn, trung tâm logistics

Về cảng hàng không: xét về yếu tố đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại với các tỉnh bạn: Campuchia, Lào và tầm nhìn phát triển kinh tế-xã hội dài hạn, Bình Phước cần được bổ sung vào quy hoạch hàng không quốc gia sân bay lưỡng dụng Quảng Lợi tại huyện Hớn Quản, quy mô 300-400ha, đầu tư sau năm 2030.

Về cảng cạn và trung tâm logistics: Theo Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030, khu vực tỉnh Bình Phước nằm trong hành lang kinh tế Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh với nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến năm 2030 là khoảng 8-10 triệu TEU/năm, vị trí các cảng cạn cần bố trí tại các vị trí có khả năng kết nối đa phương thức bao gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy. Vị trí các cảng cạn và trung tâm logistics được quy hoạch như sau:

Cảng cạn ICD và trung tâm gom hàng/phân phối hàng hóa Chơn Thành thuộc huyện Chơn Thành (KCN Minh Hưng) quy mô dự kiến 45 ha đáp ứng nhu cầu 70-170 nghìn TEU/năm đến 2025 và 175-270 nghìn TEU/năm đến 2030, có thể kết hợp tích hợp Cảng cạn ICD Chơn Thành thành hệ thống hoàn chỉnh Khu vực Logistics, cảng ICD.

Cảng cạn ICD Hoa Lư thuộc khu vực cửa khẩu Hoa Lư (xã Lộc Hoà, huyện Lộc Ninh), quy mô 30ha, đáp ứng chức năng xuất nhập khẩu với Campuchia, đáp ứng nhu cầu 38-76 nghìn TEU/năm đến 2030, có thể kết hợp tích hợp với Cảng cạn ICD Hoa Lư thành hệ thống hoàn chỉnh khu vực dịch vụ Logistics, cảng ICD.

Cảng cạn ICD và trung tâm gom hàng/phân phối hàng hóa Đồng Phú thuộc huyện Đồng Phú (KCN Đồng Phú), quy mô dự kiến 30ha, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu 40-80 nghìn TEU/năm đến năm 2030.

Tầm nhìn đến năm 2050

Các tuyến cao tốc sẽ được đầu tư hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Phước gắn với sự phát triển của cả vùng. Duy trì các tuyến quốc lộ hiện có, mở rộng quy mô các tuyến đạt cấp II, III, đảm bảo nhu cầu giao thông.

Duy trì các tuyến đường tỉnh như trên, quy hoạch bổ sung thêm các tuyến đường tỉnh để tăng mật độ đường, tiếp tục nghiên cứu mở thêm một số tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đường sắt đô thị, định hướng nghiên cứu các tuyến đường sắt đô thị bám dọc các khu dân cư tập trung. Hoàn thiện các tuyến đường sắt theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Tỉnh.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2030

https://mega.nz/file/wcUTyA5J#ahJJnwwXs5kJae2Yb2BfIY5jTnfA3itnaxXGpglboy4

https://mega.nz/file/5MUE0CKC#RVu2W0ThV9V7CTQ3cClJFmdc1ju1r6hc_WDcGOkL_NY

https://mega.nz/file/YYNFxaDD#Xdk7G636hIF0P9nVLNhmyVdlQukQeRR01uZIJvpd4q8

https://mega.nz/file/dYsmQRhb#-L5Cx7ReU9Y4UTeHxz3saIEpPhFGZjDxdhpEDwVM3YQ

Thông tin quy hoạch tỉnh Bình Phước mới nhất 

Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cập nhật mới nhất: Quyết định số 1836/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước ngày 05/10/2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tải văn bản ⇓

Mục tiêu quy hoạch đô thị tỉnh Bình Phước

Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị.

Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, sạch, thông minh và giàu bản sắc văn hóa đặc trựng của địa phương.

Mục tiêu cụ thể

Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 42%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 2,9- 3,0% vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt khoảng 3,0-3,2%.

Số lượng đô thị toàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 18 đô thị, đến năm 2030 khoảng 22 đô thị. Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị.

Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 22-24% vào năm 2025 và 24-26% vào năm 2030. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6-8 m2 vào năm 2025, khoảng 8-10 m2 vào năm 2030.

Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 30 m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 32 m2.

Định hướng không gian phát triển đô thị tỉnh Bình Phước

Đề xuất phát triển vùng đô thị lớn ở phía Nam. Xác định Chơn Thành và Đồng Xoài là hai đô thị cùng tăng trưởng mạnh, có quy mô không quá chênh lệch nhau, và ở cự ly gần nhau nên sẽ dần phát triển lan tỏa và ít có khoảng phân biệt giữa hai đô thị. Ranh giới mang tính chất quản lý hành chính còn nhiều hạ tầng được chia sẻ dùng chung để cùng phục vụ cho sự phát triển mở rộng.

Đồng thời, vùng huyện Đồng Phú có vị trí tiếp giáp Bình Dương, có diện tích lớn công nghiệp đã được quy hoạch ở phía Nam, có các giao thông kết nối mở ra tiềm năng mới (đường cao tốc Bắc Nam phía Tây CT02, kết nối đường Đồng Phú – Bình Dương với Quốc lộ 14 và tuyến tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng…) cũng sẽ tham gia mạnh mẽ vào quá trình đô thị hóa của vùng tam giác phát triển.

Sự phát triển lan tỏa từ Chơn Thành Đồng Xoài sang phía Đông và từ Bình Dương lên phía Bắc sẽ giúp phía Tây, phía Nam và trung tâm Đồng Phú gia tăng vai trò trong vùng đô thị lớn của tỉnh.

Ngoài vùng đô thị lớn phía Nam, tiếp tục phát triển mạng lưới đô thị toàn tỉnh với hai hạt nhân ở phía Tây và phía Đông Bắc là Bình Long và Phước Long, đề xuất bổ sung đô thị hình thành mới tại vị trí tiềm năng; không cần thành lập đô thị mới tại vị trí đã có phát triển đô thị lan tỏa, thay vào đó, mở rộng ranh giới của 2 đô thị liền kề để đảm bảo cung cấp hạ tầng và tiện ích; bố trí đất dự trữ để chuẩn bị cho các kịch bản phát triển khác nhau.

Nâng cấp chất lượng hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị và nông thôn, vùng liên huyện, vùng huyện, thu hút nguồn lực nhà nước và tư nhân, có các dự án trọng điểm mang tính chất xúc tác cũng như thí điểm.

Cải thiện chất lượng phát triển đô thị, đặc biệt về cấp nước. Định hướng điều chỉnh quỹ đất hiện có để bố trí thêm các không gian mở, không gian xanh, đảm bảo bán kính phục vụ cho các khu vực trong đô thị.

Đảm bảo chất lượng phát triển nông thôn, bổ sung các hạ tầng đặc biệt về giáo dục, y tế và giao thông. Cần tập trung nguồn lực phát triển một số xã nông thôn mới thành điểm phụ trợ cho đô thị lớn nhất trong vùng huyện, hoặc phát triển các đô thị loại V khác để phụ trợ cho đô thị này.

Xác định chiến lược, nguyên tắc phát triển cho các hình thái định cư tại Bình Phước gồm:

(1) Khu dân cư phát triển ven đường lớn: Tăng cường quản lý hành lang an toàn đường bộ và chỉ giới xây dựng để tránh lấn chiếm, xây dựng trái phép, đảm bảo phân tách giao thông đối ngoại và đối nội, an toàn giao thông;

(2) Khu dân cư có giao thông hình xương cá (phổ biến tại phía Nam Đồng Phú, dọc ĐT.741): Phát huy hình thái phát triển có trật tự, mật độ dân cư cao thông qua việc công nhận đô thị, xác định ranh giới mở rộng, đảm bảo cung cấp hạ tầng;

(3) Làng, khu dân cư ngoại ô: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Ưu tiên nguồn lực phát triển một số xã nông thôn mới thành điểm phụ trợ cho đô thị;

(4) Nông trại, đồn điền: Do mật đô dân cư rất thấp, không hiệu quả về hạ tầng, khuyến khích chuyển đổi sử dụng đất tại các khu vực có tiềm năng;

(5) Khu dân cư biên giới: Khuyến khích phát triển bằng việc cung cấp hạ tầng và các chính sách về an sinh xã hội, nguồn nhân lực,

(6) Khu dân cư mới: Ưu tiên phát triển các khu đô thị, khu dân cư sinh thái, khai thác cảnh quan, du lịch, dịch vụ.

Phương án phát triển các đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Căn cứ Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030 theo QĐ 241/2021/QĐ-TTg và nhu cầu phát triển của địa phương, mạng lưới phân bổ hệ thống đô thị của tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và 2030 như sau:

Phương án phát triển đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030
Phương án phát triển đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Giai đoạn 1 (2021-2025)

– Nâng cấp các xã đủ tiêu chuẩn lên đô thị loại V để hình thành 07 đô thị mới đối với các xã: Đức Liễu, huyện Bù Đăng; Bù Nho, huyện Phú Riềng; Đồng Nơ, huyện Hớn Quản; Tân Lập và Tân Hòa, huyện Đồng Phú; Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh; Thiện Hưng, huyện Bù Đốp.

Giai đoạn 2 (2026-2030)

– Đầu tư phát triển các đô thị: Đồng Xoài hướng đến là đô thị loại II; Bình Long, Phước Long, Chơn Thành hướng đến là đô thị loại III; Tân Khai, huyện Hớn Quản và Tân Phú, huyện Đồng Phú hướng đến là đô thị loại IV.

– Nâng cấp các xã đủ tiêu chuẩn lên đô thị loại V để hình thành 04 đô thị mới đối với các xã: Tân Tiến, huyện Đồng Phú; Lộc Thái, huyện Lộc Ninh; Thanh An, huyện Hớn Quản; Tân Hưng, huyện Hớn Quản.

– Đầu tư để hình thành 01 khu đô thị mới tại vùng đô thị phía Nam: Khu đô thị mới khu vực cầu Nha Bích và hồ Phước Hòa để liên kết đô thị động lực vùng phía Nam Đồng Xoài – Chơn Thành. Không gian phát triển đô thị là hành lang Sông Bé, hồ Phước Hòa, hệ thống bậc thang hồ Suối Cam và trục QL14.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Bình Phước

Đối với cư dân tại tỉnh  Bình Phước các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Bình Phước có những cách nào? 

Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch tỉnh Bình Phước hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.

Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường
Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.

Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ. 

Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,…  Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất. 

Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.

Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến

Tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Bình Phước, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.

Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến

Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Bình Phước nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.


Bản đồ quy hoạch Bình Phước 2030
Bản đồ quy hoạch Bình Phước 2022
App quy hoạch Bình Phước
Quy hoạch Bình Phước 2025
Phần mềm tra cứu thửa đất Bình Phước
Công tra cứu thông tin quy hoạch Bình Phước
bản đồ quy hoạch thành phố đồng xoài, bình phước
Bản đồ quy hoạch Bình Phước 2023

Saigon Uniform