LINK TẢI FILE Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Long An đến năm 2030 (39M)
Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Long An đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn Tỉnh Long An chi tiết nhất.
Phạm vi quy hoạch tỉnh Long An
Tỉnh Long An thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh này liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh qua hệ thống các tuyến quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Vị trí địa lý của tỉnh cụ thể:
- Phía Đông giáp ranh TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh
- Phía Tây giáp ranh Đồng Tháp và Prey Veng, Vương quốc Campuchia
- Phía Nam giáp ranh Tiền Giang
- Phía Bắc giáp ranh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia.
Tỉnh Long An hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 188 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 15 thị trấn cũng 161 xã.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2030
Thông tin quy hoạch tại tỉnh Long An mới nhất
Theo Phương án quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030 được chia làm 2 giai đoạn gồm:
Định hướng hệ thống đô thị đến năm 2025
Đến năm 2025, toàn tỉnh có 24 đô thị, gồm:
- 01 đô thị loại I (Tân An),
- 04 đô thị loại III (TP. Đức Hòa, Kiến Tường, TP Bến Lức, Cần Giuộc),
- 10 đô thị loại IV (Cần Đước, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tầm Vu, Tân Trụ, Đông Hòa, Đông Thành)
- 09 đô thị loại V (Hưng Điền B, Bình Phong Thạnh, Hiệp Hòa, Gò Đen, Rạch Kiến, Long Đức Đông, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Mỹ Quý Tây).
Định hướng hệ thống đô thị đến năm 2030
Đến năm 2030, toàn tỉnh có 28 đô thị, gồm:
- 01 đô thị loại I (Tân An),
- 02 đô thị loại II (Bến Lức, Kiến Tường ),
- 02 đô thị loại III (TP. Đức Hòa, Cần Giuộc),
- 10 đô thị loại IV (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Đông Hòa, Tầm Vu, Đông Thành)
- 13 loại V (Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Mỹ Quý Tây, Hiệp Hòa, Mỹ Hạnh, Gò Đen, Lương Hòa, Rạch Kiến, Long Đức Đông, Lạc Tấn).
Trên cơ sở thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thực trạng về kết cấu hạ tầng, các định hướng chiến lược về hệ thống đô thị quốc gia, phát triển đô thị tỉnh Long An trong giai đoạn tới dự kiến sẽ diễn ra theo các kịch bản sau:
Thành phố Tân An
Đến năm 2025, Tân An là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh; TP. Tân An đóng vai trò vừa là đô thị hạt nhân của tỉnh Long An vừa là đô thị vệ tinh vùng đô thị đối trọng vùng TP. Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính của tỉnh, trung tâm dịch vụ của vùng.
Đến năm 2030, Tân An sẽ là một đô thị trung tâm có đà tăng trưởng mạnh mẽ (Robust city center) làm động lực phát triển chính cho toàn Tỉnh, liên kết và hỗ trợ cho TP. HCM. Đến năm 2050, Tân An sẽ trở thành đô thị trung tâm về thương mại và quản trị (admin – business center) đóng vai trò một cực động lực phát triển cho vùng cửa ngõ TP. HCM.
– Tính chất :
- Là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là đô thị vệ tinh vùng đô thị đối trọng vùng TP. Hồ Chí Minh; Là trung tâm công nghiệp vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh
- Là đô thị hạt nhân trung tâm vùng tỉnh Long An. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Long An.
- Là trung tâm dịch vụ của vùng và các khu công nghiệp của Long An.
– Động lực phát triển:
- Đô thị vệ tinh vùng đô thị đối trọng vùng TP. Hồ Chí Minh.
- Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh.
- Phát triển du lịch cấp quốc gia.
- Phát triển công nghiệp tập trung.
– Quy mô:
- Dân số: Năm 2030: Dân số toàn thành phố 160.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 140.000 người
- Đất xây dựng đô thị: – Năm 2020: khoảng 3.000 ha; Năm 2030: Khoảng 3.960 ha.
– Định hướng phát triển:
Tập trung mọi nguồn lực xây dựng và phát triển thành phố Tân An cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025 theo hướng đô thị thân thiện, văn minh, hiện đại, tiến tới thành phố Tân An được công nhân đô thị loại I trước năm 2030.
Thực hiện hiệu quả các chương trình giải phóng mặt bằng, tái định cư trong các vùng ảnh hưởng để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh và các dự án phát triển kinh tế xã hội của TP Tân An.
Triển khai các công trình trọng điểm như kè sông Bảo Định, xây dựng các công viên đô thị như công viên Phường 2, Đảm bảo việc xây dựng hệ thống thoát nước, chống ngập trong khu vực nội thành nhằm ứng phó với tác động tiêu cực của BĐKH và nước biển dâng.
Xây dựng đô thị theo hướng tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, nâng cao chất lượng phát triển các khu vực công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao. Khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia cùng phát triển.
Thành phố Đức Hòa
Đến năm 2025 và 2030, TP. Đức Hòa là đô thị loại III; Định hướng toàn huyện Đức Hòa đạt đô thị loại III và kiến nghị UBND tỉnh chủ trì cùng các sở, ngành tỉnh thống nhất các tiêu chí, lộ trình thực hiện trước năm 2025 trở thành thành phố Đức Hòa.
Thành phố Đức Hòa là trung tâm công nghiệp đô thị phía Tây Bắc tỉnh Long An, phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa – đô thị hóa; phát triển thành trung tâm công nghiệp trong tương lai.
Thành phố Đức Hòa có vị trí gần với các cụm công nghiệp lớn nhất Long An, có vị trí liên kết thuận lợi với vùng TP. HCM, Đức Hòa có tiềm năng rất lớn để thúc đẩy phát triển và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống đô thị của tỉnh Long An với tầm quan trọng chỉ sau TP. Tân An.
Đến năm 2030 hình thành khu vực dân cư tập trung chất lượng cao (residential area), phục vụ cho các vùng công nghiệp mật độ cao, hỗ trợ cho sự mở rộng của vùng TP. HCM Đến năm 2050 hình thành khu vực đô thị tập trung chất lượng cao (Metropolitan area), với chất lượng đô thị tương đương và gắn kết, trở thành một phần của TP. HCM mở rộng.
– Tính chất:
- Là trung tâm đô thị – công nghiệp – trung tâm dịch vụ thương mại của vùng. Là đô thị đa chức năng có chất lượng sống cao.
- Hình thành chuỗi đô thị sinh thái sông nước hiện đại theo hướng bền vững.
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng
– Quy mô:
- Dân số: Năm 2030: Dân số toàn đô thị 450.000 người.
- Đất xây dựng đô thị: Năm 2030 là khoảng 15.000 ha. Trong đó đất dân dụng khoảng 2.000 ha, bình quân khoảng 80-90m2/ người.
Thị xã Kiến Tường
Đến năm 2025, Thị xã Kiến Tường là đô thị loại III; Đến năm 2030, Thị xã Kiến Tường là đô thị loại II; Thị xã Kiến Tường là trung tâm của khu vực Đồng Tháp Mười về nhiều mặt, trong đó kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển chung của toàn khu vực Đồng Tháp Mười.
Thị xã có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp để giao thương hàng hóa với Vương quốc Campuchia, có tuyến quốc lộ 62 chạy qua giúp cho việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn. Chợ Mộc Hóa cũ đã được nâng cấp thành trung tâm thương mại Kiến Tường đóng vai trò đầu tàu cho ngành dịch vụ không chỉ của thị xã Kiến Tường mà còn là đầu tàu cho toàn vùng Đồng Tháp Mười.
Hàng hóa bày bán trong chợ rất đa dạng, được cung cấp chủ yếu từ thị trường đầu mối Tp HCM nên giá cả hợp lý và phong phú. Thị xã Kiến Tường có tổng số 26 cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn, bao gồm 1 trường Cao đẳng nghề, 2 trường THPT, có 1 bệnh viện đa kho với quy mô 150 giường, 1 Trung tâm y tế, 1 phòng y tế trực thuộc ủy ban nhân dân thị xã và 8 trạm y tế xã – phường. 1 bệnh viện 500 giường đang được xây dựng.
– Tính chất :
- Thị xã Kiến Tường vừa là trung tâm vùng phía Tây tỉnh Long An, vừa là trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười.
- Là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng phía Tây tỉnh Long An.
- Là trung tâm nông nghiệp nuôi trồng thủy sản; công nghiệp chế biến, thương mại cửa khẩu và du lịch phía Tây của tỉnh.
– Động lực phát triển:
- Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Long An: bao gồm các khu vực phi thuế quan (Khu công nghiệp và thương mại cửa khẩu).
- Phát triển các cụm TTCN.
- Phát triển du lịch sinh thái, tham quan cửa khẩu.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
- Trên địa bàn thị xã tuy không có địa điểm du lịch hấp dẫn du khách nhưng thị xã có thể dựa vào lợi thế liên thông của các điểm du lịch xung quanh để thu hút khách du lịch. Có thể lấy vài ví dụ như sau: Tour 1: Khu du lịch sinh thái Làng Nổi Tân Lập (Mộc Hóa) – Trung tâm thương mại Kiến Tường (Mua sắm) – Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp; Tour 2: Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Tân Hưng) – Trung tâm thương mại Kiến Tường (Mua sắm) – Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp; Tour 3: Du thuyền trên Sông VCT. Khu Núi Đất nếu được cải tạo cảnh quan và đầu tư xây dựng thì có thể trở thành khu nghỉ dưỡng cho khách tham quan.
- Cơ cấu kinh tế của thị xã đang dịch chuyển dần theo hướng giảm tỷ lệ nông nghiệp, tăng dần phi nông nghiệp. Khu kinh tế cửa khẩu Bình Hiệp đang dần chuyển mình thành khu công nghiệp tập trung, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Khu công nghiệp phi thuế quan Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp đi vào hoạt động đã tạo cơ hội việc làm ổn định cho hàng ngàn người lao động trên địa bàn thị xã và các địa phương lân cận. Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp được phép thông quan hàng hóa với nước bạn Campuchia càng làm thị trường trao đổi hàng hóa thêm sôi động. Có thời điểm mỗi ngày hàng trăm xe container xếp hàng chờ thông quan hàng hóa. Đây là tín hiệu khởi sắc của một cửa khẩu quốc tế mới được thành lập như cửa khẩu Bình Hiệp.
– Quy mô:
- Dân số: Năm 2030: Dân số toàn đô thị 100.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 70.000 người
- Đất xây dựng đô thị: Năm 2030 là khoảng 1.400 ha.
Thành phố Bến Lức
Đến năm 2025, TP. Bến Lức là đô thị loại III; Đến năm 2030, TP. Bến Lức là đô thị loại II; Đô thị Bến Lức là một địa bàn chiến lược về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc lộ 1A là trục giao thông chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
– Tính chất:
- Là đô thị cửa ngõ, trung tâm trung chuyển của vùng TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là đô thị loại II trực thuộc tỉnh.
- Là đô thị thuộc vùng đô thị động lực của tỉnh Long An, trung tâm công nghiệp công nghệ cao.
- Trung tâm giải trí tầm khu vực Đông Nam Á.
– Động lực phát triển:
- Phát triển công nghiệp tập trung: công nghiệp công nghệ cao – công nghiệp sạch, công nghiệp cảng (cảng Bến Lức).
- Phát triển thương mại dịch vụ, chợ đầu mối.
- Phát triển du lịch sinh thái ven sông VCĐ.
– Quy mô:
- Dân số: Năm 2030: Dân số toàn đô thị 200.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 170.000 người.
- Đất xây dựng đô thị: – Năm 2020: Khoảng 1.200 ha; Năm 2030: Khoảng 2.000 ha.
Đô thị Cần Giuộc (đô thị loại III)
Đến năm 2025 và 2030, Cần Giuộc là đô thị loại III;
– Tính chất :
- Là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Long An. Đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông của vùng 1.
- Là trung tâm công nghiệp, giáo dục đào tạo, giải trí cấp vùng.
– Động lực phát triển:
- Phát triển công nghiệp tập trung.
- Phát triển dịch vụ giải trí (sân Golf …).
- Phát triển giáo dục – đào tạo cấp vùng (trường đại học Sài Gòn – Long An).
– Quy mô:
- Dân số: Năm 2030: Dân số toàn đô thị 358.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 290.000 người.
- Đất xây dựng đô thị: – Năm 2020: 600ha; Năm 2030: 1.800 ha.
Thị trấn Đông Hòa (đô thị loại IV)
– Tính chất :
- Là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, trung tâm hành chính, kinh tế của khu vực phía Nam huyện Cần Giuộc.
- Là đô thị công nghiệp gắn với hệ thống cảng ven sông Soài Rạp, gắn cảng quốc tế Long An.
– Động lực phát triển:
- Phát triển các hoạt động dịch vụ, hậu cần về công nghiệp.
- Phát triển du lịch cảnh quan sông nước.
Thị trấn Cần Đước (đô thị loại IV)
– Là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Cần Đước. Trung tâm công nghiệp – TTCN, thương mại – dịch vụ.
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện. Phát triển khu công nghiệp tập trung, thương mại dịch vụ dọc theo QL 50.
– Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 60.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị 2030 là 1.200 ha.
Thị trấn Thủ Thừa (đô thị loại IV)
– Là đô thị loại IV, là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Thủ Thừa.
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.
– Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 45.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 900 ha.
Thị trấn Thạnh Hóa (đô thị loại IV)
– Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Thạnh Hóa.
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện. Phát triển cụm công nghiệp TTCN (cụm CN-TTCN Thạnh Hóa và Thuận Nghĩa Hòa, …). Phát triển thương mại dịch vụ trên tuyến N2.
– Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 35.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 700 ha.
Thị trấn Tân Thạnh (đô thị loại IV)
– Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Tân Thạnh
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện, phát triển cụm công nghiệp – TTCN, thương mại dịch vụ trên tuyến N2, QL 62B.
– Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 30.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 600 ha.
Thị trấn Vĩnh Hưng (đô thị loại IV)
– Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Vĩnh Hưng
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện, phát triển cụm công nghiệp – TTCN, thương mại dịch vụ trên tuyến N1.
– Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 28.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 560 ha.
Thị trấn Tân Hưng (đô thị loại IV)
– Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Tân Hưng
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện, phát triển cụm công nghiệp – TTCN.
– Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 25.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 500 ha.
Thị trấn Tân Trụ (đô thị loại IV)
– Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Tân Trụ.
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện. Phát triển cụm công nghiệp tập trung.
– Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 25.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 500 ha.
Thị trấn Tầm Vu (đô thị loại V)
– Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Châu Thành.
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện.
Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 25.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 500 ha.
Thị trấn Đông Thành (đô thị loại IV)
– Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Đức Huệ.
– Động lực phát triển: Trung tâm hành chính, chính trị huyện, phát triển cụm công nghiệp – TTCN, thương mại dịch vụ trên tuyến đường N2.
– Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 16.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 320 ha.
Hệ thống Đô thị chuyên ngành cấp huyện
Đô thị du lịch, thương mại dịch vụ
– Đô thị Mỹ Quý (đô thị loại V): là đô thị mới gắn với cửa khẩu Mỹ Quý Tây, chức năng thương mại, dịch vụ. Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 10.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 200 ha.
– Đô thị Gò Đen (đô thị loại V): Là đô thị thương mại, dịch vụ. Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 16.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 320 ha.
– Đô thị Hưng Điền B (đô thị loại V): Là đô thị mới thương mại – dịch vụ, thuộc huyện Tân Hưng.
– Đô thị Thái Bình Trung (đô thị loại V): Là đô thị mới gắn liền với cửa khẩu Long Khốt Svay Chrum (Campuchia), thuộc huyện Vĩnh Hưng.
– Đô thị Khánh Hưng (đô thị loại V): Là đô thị mới thương mại – dịch vụ của huyện Vĩnh Hưng.
– Đô thị Hậu Thạnh Đông (đô thị loại V): Là đô thị mới, đô thị kinh tế thuộc của huyện Tân Thạnh, đô thị thương mại – dịch vụ. Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 12.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 240 ha.
– Đô thị Lạc Tấn (đô thị loại V): Là đô thị mới, khu vực kinh tế phía Bắc huyện Tân Trụ
Đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng
– Đô thị Long Đức Đông (đô thị loại IV): Là đô thị mới, đô thị thương mại – công nghiệp gắn với khu công nghiệp Long Hậu. Quy mô dân số toàn đô thị năm 2020 là 8.600 dân, năm 2030 là 13.500 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2020 là 155 ha, năm 2030 là 270 ha.
– Đô thị Mỹ Hạnh (đô thị loại V): là đô thị mới, đô thị kinh tế của huyện Đức Hòa, đô thị công nghiệp gắn với hệ thống khu công nghiệp Xuyên Á, các cụm công nghiệp. Quy mô dân số toàn đô thị năm 2030 là 20.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 400 ha.
– Đô thị Lương Hòa (đô thị loại V): là đô thị mới, đô thị kinh tế của huyện Bến Lức, đô thị công nghiệp gắn với hệ thống khu cụm công nghiệp trên đường vành đai 4. Quy mô dân số toàn đô thị năm 2030 là 13.500 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 270 ha.
– Đô thị Hiệp Hòa (đô thị loại V): là thị trấn kinh tế của huyện Đức Hòa, đô thị công nghiệp với cụm CN Hoàng Khang. Quy mô dân số đô thị năm 2030 là 22.000 dân. Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2030 là 440 ha.
Cách tra cứu thông tin quy hoạch tỉnh Long An
Đối với cư dân tại Tỉnh Long An các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch Tỉnh Long An có những cách nào?
Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường
Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch Tỉnh Long An hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.
Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.
Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai
Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,… Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất.
Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.
Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến
Tra cứu thông tin quy hoạch Tỉnh Long An, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.
Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến
Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.
Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch Tỉnh Long An nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này.
Bản đồ quy hoạch huyện Đức Hòa
Tra cứu thông tin quy hoạch huyện Đức Hòa
QHSDD LA
Bản đồ quy hoạch thành phố Tân An
Kế hoạch sử dụng đất huyện Cần Giuộc
Tra cứu quy hoạch Bến Lức
Tra cứu quy hoạch Cần Đước
Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức