TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng Thành phố Long Xuyên đến năm 2030

Tải File Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Thành phố Long Xuyên Đến Năm 2030 PDF CAD (68M)

Bạn đang tìm bản đồ quy hoạch sử dụng đất của khu vực Thành phố Long Xuyên khổ lớn? Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp chi tiết thông tin về bản đồ quy hoạch nhà đất Thành phố Long Xuyên chi tiết, được cập nhật mới nhất năm 2023.

Dưới đây, bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Long Xuyên giai đoạn 2021 - 2030, giúp bạn xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Long Xuyên và tra cứu thông tin quy hoạch nhà đất tỉnh này dễ dàng hơn.

Phạm vi quy hoạch Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Long Xuyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, Việt Nam. Thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Long Xuyên cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Long Xuyên cũ trước 1956.

Thành phố Long Xuyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thành phố tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, có vai trò quan trọng trong vùng ĐBSCL và cả nước. Về dân số TP. Long Xuyên đứng thứ hai vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chỉ sau TP. Cần Thơ.

TP. Long Xuyên được xác định là đô thị loại I của vùng; là trung tâm tăng trưởng kinh tế, trung tâm thương mại dịch vụ; trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ, trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang, và vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Long Xuyên giai đoạn 2021 - 2030

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: Mới đây UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thành phố Long Xuyên với những nội dung và phương án quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể như sau:

  • Diện tích, cơ cấu các loại đất
  • Diện tích chuyển mục đích đất sử dụng
  • Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích cụ thể
  • Danh mục các công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch

Vị trí, diện tích các khu vực chuyển quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, thành phố Long Xuyên.

Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh An Giang phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Tài liệu kèm theo:

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2030

STT QUẬN/HUYỆN LINK Download
1 Thành phố Long Xuyên https://bit.ly/3l7GoKZ
2 Thành phố Châu Đốc https://bit.ly/3owsiVK
3 Huyện An Phú https://bit.ly/3Ab6YqQ
4 Thị xã Tân Châu https://bit.ly/3DdsDAG
5 Huyện Phú Tân https://bit.ly/3AcUcs5
6 Huyện Châu Phú https://bit.ly/3owsjJi
7 Huyện Tịnh Biên https://bit.ly/3laEauu
8 Huyện Tri Tôn https://bit.ly/2YhBqlW
9 Huyện Châu Thành https://bit.ly/3B6rWsm
10 Huyện Chợ Mới https://bit.ly/3A5vvxz
11 Huyện Thoại Sơn https://bit.ly/3lbSZgx

Nguồn: Theo Datnenvietnam 

Xem thêm: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang khổ lớn mới nhất

Thông tin quy hoạch Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2035Thông tin quy hoạch

Mô hình, cấu trúc, hướng phát triển không gian:

Hướng phát triển cho thành phố theo cấu trúc: “Đa Trung Tâm Mở” với 02 trục phát triển động lực và 04 trung tâm phát triển chính.

– Hai trục động lực phát triển:

  • Trục kinh tế dọc: Theo hướng Bắc Nam với sự kết hợp liên hoàn của hệ thống giao thông QL91, tuyến đường tránh QL 91, tuyến vành đai trong, vành đai ngoài đô thị và tuyến sông Hậu).
  • Trục kinh tế ngang: Theo hướng Đông Tây với trục chủ đạo là sông Long Xuyên và trục gắn kết từ khu vực Trung tâm lịch sử hiện hữu sang phía Tây với Khu đô thị y tế, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ mới.

– Bốn trung tâm phát triển:

Hướng phát triển cho thành phố theo cấu trúc: “Đa Trung Tâm Mở” với 02 trục phát triển động lực và 04 trung tâm phát triển chính.

– Hai trục động lực phát triển:

  • Trục kinh tế dọc: Theo hướng Bắc Nam với sự kết hợp liên hoàn của hệ thống giao thông QL91, tuyến đường tránh QL 91, tuyến vành đai trong, vành đai ngoài đô thị và tuyến sông Hậu).
  • Trục kinh tế ngang: Theo hướng Đông Tây với trục chủ đạo là sông Long Xuyên và trục gắn kết từ khu vực Trung tâm lịch sử hiện hữu sang phía Tây với Khu đô thị y tế, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ mới.

– Bốn trung tâm phát triển:

  • Trung tâm lịch sử hiện hữu;
  • Đô thị công nghiệp/logistic “Xanh” phía Nam;
  • Đô thị y tế, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phía Tây gắn với đầu mối trung chuyển đa phương thức;
  • Đô thị du lịch sinh thái và trải nghiệm nông nghiệp (Mỹ Hòa Hưng) gắn với đặc điểm của đô thị nước ứng phó BĐKH.

Định hướng hệ thống trung tâm:

Bố trí tại những vị trí thuận lợi về giao thông, kết nối thuận lợi với các khu chức năng đô thị, khai thác các yếu tố cảnh quan tự nhiên và thuận lợi trong việc đóng góp vào không gian kiến trúc cảnh quan chung của toàn thành phố bao gồm:

* Trung tâm hành chính: Tổng diện tích khoảng 20 ha, gồm:

– Trung tâm hành chính cấp tỉnh:

  • Khu vực 1: Trung tâm phường Mỹ Bình gồm các cơ quan (Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và một số cơ quan ban, ngành của tỉnh);
  • Khu vực 2: Tại phường Mỹ Hòa gắn kết với khu trung tâm hành chính cấp thành phố (mới được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh) gồm các sở, ban ngành của tỉnh.

* Trung tâm văn hóa, TDTT:

 

– Trung tâm văn hóa: Diện tích khoảng 15ha. Duy trì nâng cấp các công trình hiện hữu như: Bảo tàng, Thư viện tỉnh, Nhà văn hóa và chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà hát tỉnh An Giang. Hình thành mới trung tâm triển lãm văn hóa thành phố quy mô khoảng 3,5ha tại Khu đô thị y tế, giáo dục, nghiên cứu đào tạo mới phía Tây thành phố; Các trung tâm văn hóa cấp phường: được xây dựng trong các khu đô thị mới quy mô 0,5ha/nhà văn hóa.

– Trung tâm TDTT:

  • Trung tâm TDTT cấp tỉnh định hướng bố trí mới tại khu khu đô thị y tế, giáo dục, nghiên cứu đào tạo mới phía Tây thành phố quy mô khoảng 14 ha bao gồm tổ hợp Sân vận động, nhà thi đấu đa năng và các công trình dịch vụ hỗ trợ,….
  • Trung tâm TDTT cấp thành phố tiếp tục sử dụng các cơ sở vật chất hiện hữu như: nhà thi đấu đa năng và bổ sung thêm các sân bóng đá, tập luyện TDTT tại trung tâm các khu đô thị mới để tổ chức các sự kiện TDTT và đảm bảo nhu cầu tập luyện TDTT cho người dân thành phố.

* Trung tâm y tế, giáo dục đào tạo:

– Về y tế: Quy mô khoảng 29 ha. Ngoài các bệnh viện, trung tâm y tế hiện hữu tiếp tục bố trí mới các bệnh viện chuyên khoa Lao phổi, tim mạch, tâm thần và hệ thống các trung tâm y tế chuyên ngành (trung tâm Phòng chống HIV-AIDS, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trung tâm Giám định y khoa, trung tâm Kiểm định dược phẩm, trung tâm Y tế dự phòng, Truyền thông sức khoẻ…) tại phường Mỹ Bình và phía Tây thành phố gắn với trục đường Nguyễn Văn Linh và đường tránh QL91.

Nâng cấp, cải tạo các trạm y tế cấp phường hiện có, xây mới các cơ sở y tế tại các khu đô thị mới.

– Về giáo dục đào tạo, nghiên cứu: Quy mô khoảng 99 ha.

+ Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề hiện có được giữ nguyên vị trí, nâng cấp cải tạo chỉnh trang đảm bảo môi trường học tập cho học sinh, sinh viên và phát triển mở rộng trường cao đẳng Y tế.

+ Hình thành khu trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và khởi nghiệp phía Tây khu đô thị mới y tế, giáo dục, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật thành một quần thể trung tâm đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng với quy mô khoảng 29ha. Trong tương lai trở thành một trung tâm đào tạo gắn với ứng dụng khoa học chất lượng cao – trung tâm khởi nghiệp.

+ Giáo dục phổ thông trung học: Ngoài 3 trường THPT hiện hữu, cần xây mới 2 trường trung học phổ thông (quy mô 2-3ha/trường).

* Trung tâm thương mại, dịch vụ: Tổng diện tích khoảng 50 ha.


 

– Không gian trung tâm dịch vụ trung chuyển phía Nam: Xây dựng các công trình dịch vụ kho vận, trung tâm thương mại,..dọc trục trung tâm.

– Trung tâm hội chợ triển lãm: Thực hiện vai trò đầu mối đưa hàng hoá của tỉnh tham gia vào các hội chợ, triển lãm quốc tế; cung cấp các dịch vụ hàng hóa tiêu dùng, bán buôn, xuất nhập khẩu với quy mô 3,5ha phía khu đô thị mới y tế, giáo dục, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật phía Tây thành phố.

– Hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp mới: Bố trí gắn với các khu đô thị mới, tại các vị trí thuận lợi về giao thông tiếp cận (tuyến trục dọc chính QL91, đường tránh QL91, đường vành đai trong và các trục bổ trợ là đường Ung Văn Khiêm, Thục Phán, Hùng Vương và Nguyễn Hoàng; các trục ngang là tuyến nối cảng Mỹ Thới, Trần Quang Khải, Thánh Thiên, Phạm Cự Lượng, Nguyễn Văn Linh, Trần Nguyên Hãn, Lạc Long Quân…).

– Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại: Xây dựng 3 siêu thị, trong đó có 1 siêu thị hạng 1 quy mô 1-1,5ha/siêu thị; 5 trung tâm thương mại bố trí tại trung tâm của các khu đô thị mới.

– Xây dựng mạng lưới chợ nội thị (đầu tư nâng cấp các chợ hiện hữu và xây mới trong các đô thị mới), quy mô: 0,5-1ha/1chợ.

 

– Khu vực lõi trung tâm các khu ở mới: Xây dựng các công trình công cộng dịch vụ và công trình hạ tầng xã hội phục vụ sinh hoạt cộng đồng cư dân.

Quy hoạch khu vực sản xuất công nghiệp:

  • Khu công nghiệp Vàm Cống quy mô khoảng 150 ha, bố trí phía ngoài tuyến đường vành đai trong, gắn kết với tuyến tránh QL91.
  • Cụm công nghiệp Bình Đức quy mô khoảng 25 ha.
  • Di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp đan xen trong khu vực phát triển đô thị (các cơ sở mặt tiền sông Hậu) vào khu công nghiệp Vàm Cống để chuyển đổi thành các khu vực phát triển đô thị hỗn hợp dịch vụ mới.

Bản đồ quy hoạch An Giang 2030
Bản đồ quy hoạch Châu Thành (An Giang)
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang
Quy hoạch An Giang
Bản đồ quy hoạch TP Châu Đốc
Các dự An sắp làm ở An Giang
Bản đồ quy hoạch Phường Mỹ Hòa
Bản đồ quy hoạch Chợ Mới, An Giang

Saigon Uniform